Cảnh báo các bệnh lý do nghiện truyện ngôn tình

Tràn lan sách ngôn tình trên các quầy sách
Tràn lan sách ngôn tình trên các quầy sách
(PLVN) - Hiện nay, truyện ngôn tình  đang tràn ngập thị trường sách Việt Nam, dù được đánh giá là hay ít, dở nhiều nhưng được nhiều bạn trẻ tốn thời gian, tiền bạc, mơ mộng hão huyền, lãng quên cuộc sống... Từ đó, rất dễ gặp những căn bệnh tâm lý, cảm thấy bế tắc trước những khó khăn của cuộc sống hiện tại.

Ảnh hưởng đến tâm lý giới trẻ

Gần đây, truyện ngôn tình không ngừng tăng mạnh về số lượng, chủ yếu là tiểu thuyết, nhấn mạnh yếu tố lãng mạn trong tình yêu đôi lứa và những khát vọng thể xác của con người. Mô-típ thường thấy của truyện là tình yêu giữa chàng trai đẹp, tài ba, xuất thân giàu có, tính cách lạnh lùng với một cô gái thường dân nhưng đầy cá tính, nỗ lực.

Từ đó nảy sinh tình cảm bất ngờ, diễn biến tình yêu lôi cuốn và kết thúc ám ảnh là công thức giúp truyện ngôn tình “thu phục” giới trẻ. Cốt truyện có thể xa rời thực tế, không gò bó bởi bất cứ quy tắc về không gian hay thời gian, lại được trau chuốt bằng nhiều chi tiết, tràn đầy tình cảm nên dễ chạm đến trái tim độc giả, nhất là nữ giới. 

Việc yêu thích và dành nhiều thời gian đọc truyện ngôn tình dẫn đến những sa sút về học hành, tạo thành thói quen khó bỏ và gây ra những triệu chứng tâm lý bất thường là điều khiến nhiều phụ huynh lo ngại đối với con em của mình. 

Là một trong những tín đồ của truyện ngôn tình, Ngọc Linh - sinh viên Đại học Lao động - Xã hội cho biết: “Tôi bắt đầu làm quen và “nghiện” đọc truyện từ những năm học trung học phổ thông. Ngày đó, do mải mê đọc truyện nên lực học của tôi giảm sút và thi rớt đại học năm đầu. Sau này, trở thành sinh viên và sống xa nhà, tôi càng đắm chìm vào truyện ngôn tình. Với tôi, việc bỏ học, trốn tiết hay thức trắng đêm để đọc truyện là bình thường. Đọc truyện không khoa học làm đầu óc tôi mụ mị, ảnh hưởng đến tư duy và trí nhớ”.

Dù vậy, Ngọc Linh không thể bỏ đọc vì theo cô, truyện giúp mang lại khao khát về cuộc sống đẹp như cổ tích. Nếu một ngày không được đọc, cô có cảm giác rất khó chịu, thậm chí bực bội, cáu gắt với mọi người xung quanh.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm nhìn nhận: “Sở dĩ giới trẻ mê sách ngôn tình vì sự phát triển tự nhiên của lứa tuổi đang thức dậy những nhu cầu tính dục. Thể loại này đã đánh trúng tuyệt đối vào sự tò mò cũng như nhu cầu của người đọc, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn về vấn đề rất “hot”: tình dục, giới tính. Nhưng ở lứa tuổi này, các bạn trẻ có thể còn chưa hiểu được hành vi tính dục sẽ dẫn đến đâu lại bị kích thích bởi những câu chữ và hình ảnh trong sách. Đó là sự ảnh hưởng ghê gớm tới nhận thức, làm rối loạn hành vi tính dục, ảnh hưởng tới sức khỏe và còn gây ra những hệ lụy to lớn trong xã hội”.

Nhiều chuyên gia tâm lý cũng đánh giá, truyện ngôn tình là chất kích thích dễ gây nghiện, bởi nó làm sống dậy những khát thèm bản năng dục vọng thầm kín trong mỗi người. Việc các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên khi đang sống trong vòng tay bao bọc của bố mẹ, chưa trải nghiệm cũng như đối mặt với những khó khăn của cuộc sống hiện tại, thì việc sống trong thế giới “u mị” toàn màu hồng và tình cảm bi lụy rất dễ khiến các em sốc khi gặp vấp ngã ngoài đời thực, cũng như đứng trước một khó khăn nào đó của cuộc sống mang lại, dễ dẫn đến hành động dại dột. Việc bị ám ảnh vào tình yêu tuyệt đẹp của truyện ngôn tình khiến nhiều bạn trẻ bỡ ngỡ, gặp khó khăn để tìm kiếm người yêu ngoài đời thực. 

Đâu là giải pháp triệt để?

Đa số những độc giả đọc truyện ngôn tình đều cho rằng họ có quyền được đưa ra quyết định thể loại sách mà họ đang đọc. Những người này không hề phủ nhận có rất nhiều sách ngôn tình là “rác phẩm” trá hình với nội dung nông cạn, thô tục, gây sốc. Nhưng họ vẫn thích và vẫn miệt mài lên mạng tìm đọc, thậm chí còn đang học cách tự sáng tác những tác phẩm ngôn tình của riêng mình.

Được biết, từ ngày 16/4/2015, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TTTT) có Công văn số 2116/CXBIPH-QLXB gửi các nhà xuất bản (NXB) về vấn đề sách ngôn tình, đam mỹ.  Theo tinh thần Công văn 2116, Cục Xuất bản yêu cầu các NXB từ nay “không đăng ký xuất bản các đề tài truyện ngôn tình, đam mỹ” và “lựa chọn mua bản quyền, dịch và xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những cách tốt nhất để triệt tiêu, xử lý hết tiêu cực văn hóa là chính người trong giới chuyên môn cần tìm ra và truyền thông cho những tác phẩm thật hay; NXB cần có bộ phận chuyên môn lựa chọn và biên tập thật kỹ, hạn chế tâm lý đồng lõa với những tác phẩm xấu phái sinh từ tác giả Việt Nam. 

Đồng thời cần chú trong xây dựng thị trường sách lành mạnh, từ đó thế hệ trẻ sẽ có thể lựa chọn những cuốn sách bổ ích, tránh xa được những sức hút và tò mò về văn hóa đồi trụy. Còn các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm duyệt nội dung đăng tải trên các website truyện trực tuyến. Các nhà nghiên cứu cũng cần đánh giá đầy đủ tác động của tiểu thuyết ngôn tình với cuộc sống, đề ra giải pháp chắt lọc giá trị tinh thần của truyện. Bên cạnh đó, các đọc giả cần tạo cho mình một trách nhiệm lựa chọn sách đúng mực, đúng lứa tuổi.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.