Cảnh báo ‘bẫy’ mạo danh công an tìm lại tiền cho nạn nhân bị lừa đảo

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mạng xã hội Facebook thời gian gần đây xuất hiện chiêu trò mạo danh công an tìm lại tiền đã mất cho những nạn nhân từng bị lừa đảo.

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo: Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản kết bạn, làm quen với các nạn nhân từng bị lừa đảo; đặt vấn đề kết hợp với "Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao" để hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Thậm chí, chủ những tài khoản này hứa hẹn với người từng bị lừa là sẽ giúp thực hiện thu hồi tiền bị mất.

Gần đây nhất, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhận được trình báo của chị T.H ở Hà Nội về việc bị lừa đảo số tiền 100 triệu đồng với thủ đoạn nạn nhân thao tác nhập liệu và thu hồi số lợi nhuận bằng 30% số vốn ban đầu.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, chị T.H tiếp tục được một tài khoản mạng xã hội Facebook chủ động làm quen và giới thiệu có người quen kết hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Nhưng sau một hồi trao đổi qua lại, chị H nhận được thông báo là không thể lấy lại được, và được giới thiệu tiếp tục liên hệ với cán bộ công nghệ thông tin của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) hỗ trợ thu hồi vồn bằng cách khác.

Chị H. được các đối tượng hướng dẫn truy cập vào đường link của một trang web chơi cờ bạc online, và được cung cấp 2 khung giờ, bảo đảm đặt lệnh nào cũng đều sẽ thu được lãi. Sau một vài lần thực hiện thành công, chị H. quyết định nạp số tiền lớn; song hệ thống vẫn yêu cầu nạp số tiền lớn hơn để rút được tiền... Trong chưa đầy 13 ngày, chị T.H đã bị mất hơn 400 triệu đồng.

Cơ quan công an cho biết, đây là thủ đoạn lừa đảo mới, các đối tượng sử dụng hành vi lừa đảo này thường tìm hiểu và dễ dàng xác định những cá nhân đang bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Sau đó, bọn chúng xây dựng một nhân vật ảo, thiết lập liên lạc với bị hại dưới “mác” của một cá nhân, tổ chức hoặc nhân viên đáng tin cậy, đặc biệt là cơ quan an ninh mạng của Bộ Công an. Quá trình tiếp xúc, các đối tượng sử dụng ngôn ngữ khéo léo thuyết phục, và các chiến thuật để xây dựng lòng tin của bị hại; đồng thời quả quyết rằng họ có khả năng khôi phục lại số tiền đã mất.

Chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân, dù đã bị mất tiền thì cũng phải bình tĩnh trước những cuộc điện thoại, lời mời chào trên Facebook thông tin rằng có thể lấy lại được tiền. Các đối tượng lừa đảo khi đã nhận được tiền vào tài khoản thì chỉ mất có 30 giây để chuyển sang các tài khoản khác, việc truy xét dòng tiền là hết sức khó khăn nên tiền đã mất không thể có cách nào lấy lại được.

Nếu bị rơi vào trường hợp này, hãy ngay lập tức trình báo với cơ quan công an hoặc ngân hàng, kịp thời tiến hành điều tra và cung cấp sự hỗ trợ. Luôn luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của bạn và tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân. Cơ quan công an không làm việc qua điện thoại, qua Facebook.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.

'Nữ quái' giả vờ mua hàng rồi cướp luôn 5 chỉ vàng

Đối tượng và tang vật. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Anh Phương (SN 1994, thường trú tại xóm Sơn Tiến, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.