Cảnh báo báo chí, xuất bản nội dung không phù hợp với trẻ em

Một cảnh khá “nhạy cảm” trong bộ phim truyền hình đình đám “Sống chung với mẹ chồng”, chiếu vào khung giờ vàng, không ít trẻ xem cùng cha mẹ.
Một cảnh khá “nhạy cảm” trong bộ phim truyền hình đình đám “Sống chung với mẹ chồng”, chiếu vào khung giờ vàng, không ít trẻ xem cùng cha mẹ.
(PLO) - Chuyện cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em, từ trước đến nay các đài truyền hình vẫn có thực hiện, nhưng khá chiếu lệ. Còn các kênh truyền thông khác thì hầu như không có. Với Thông tư mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiều người hy vọng sẽ có sự chuyển biến trong hành động “lọc” chương trình dành cho trẻ.

Theo Thông tư mới của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành có hiệu lực từ ngày 1/10, các cơ quan, tổ chức được cấp phép hoạt động báo chí và xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp cho trẻ em trên các kênh chương trình phát thanh, truyền hình; báo chí in, báo điện tử và xuất bản phẩm. Việc cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức, gồm: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng. Nội dung cảnh báo bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, phải thể hiện được khuyến cáo: nội dung không phù hợp cho trẻ em đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem. Cạnh đó cũng buộc phải có sự phân loại cụ thể theo từng lứa tuổi để cha mẹ lựa chọn cho trẻ xem hợp lý.

Điều này đã khiến nhiều bậc phụ huynh phấn khởi, vì từ trước đến nay, việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ vẫn được thực hiện một cách chiếu lệ hoặc không có. Đơn cử, về phía các đài truyền hình, đã một thời gian phụ huynh phản ứng mạnh về việc các phim hoạt hình anime mang nhiều yếu tố “người lớn”, gợi cảm xuất hiện trong các khung giờ dành cho thiếu nhi mà hầu như không có cảnh báo nội dung không phù hợp, hoặc khuyến cáo rất mơ hồ, khiến phụ huynh không thể nhận ra. Chính bởi tâm lý mặc định phim hoạt hình là dành cho thiếu nhi, nhiều phụ huynh sau đó đã hỡi ơi khi phát hiện một thời gian dài mình thả lỏng cho con xem những chương trình có khả năng “đầu độc” con mình. 

Cạnh đó, việc các đài dành quá nhiều giờ vàng của các gia đình để chiếu những chương trình không phù hợp, mang quá nhiều yếu tố nhạy cảm cũng khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Ví dụ, trong giờ vàng vẫn có những bộ phim táo bạo, hở hang, nhiều cảnh nóng. Hoặc một số game show hài dung tục, hoặc cách chương trình thi thố tài năng có yếu tố gây sợ hãi... Nếu có sự dán nhãn, cảnh báo đối với các bộ phim hay chương trình, sẽ góp phần hạn chế được việc trẻ xem cùng với bố mẹ và tình cờ nhìn thấy những cảnh chiếu hoàn toàn không phù hợp.

Sự nguy hại cho nhận thức trẻ đến từ các nội dung không phù hợp trên các ấn phẩm điện tử cũng không ít, khi mà hiện nay, nhiều ấn phẩm, kênh truyền thông vì lợi nhuận đang “sống chết” câu view bằng đủ chiêu trò. Rất nhiều trường hợp, ấn phẩm dành cho trẻ em, nhưng xuất hiện trên trang của người lớn, đứng cạnh những mục, chương trình chỉ dành cho người lớn, điều này cũng sẽ gây tác động xấu cho trẻ.  

Việc dán nhãn, cảnh báo là đặc biệt cần thiết, khi mà từ trước đến nay, điều này chưa được chú trọng, đã gây ra không ít chuyện không hay. Nhiều phụ huynh, bận rộn, cứ thấy chương trình có yếu tố thiếu nhi hoặc có thể “vô hại” thì vô tư cho con xem chứ không có thời gian theo dõi chặt chẽ để thực sự biết có phù hợp hay không. Dẫn đến những trường hợp vô tình cho con xem phim “hoạt hình người lớn” như nói trên. Có một thời điểm, một chương trình núp bóng thiếu nhi về người nhện và công chúa trên kênh you tube đã bị phát hiện có nội dung rất phản cảm, nhiều yếu tố “giường chiếu”, thô tục. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo sốt vó khi trước đó học đã để cho con mình thoải mái xem vì nghĩ là hợp với lứa tuổi của con.

Không chỉ bắt buộc đưa ra cảnh báo, Thông tư mới đã đi vào chi tiết khi quy định cụ thể về cách thức của việc cảnh báo để có thể đạt hiệu quả mong muốn, chứ không phải “cho có” như từ trước đến nay. Nhưng tất nhiên, từ Thông tư đến áp dụng vào cuộc sống còn phải qua một chặng đường dài mà quan trọng là làm thể nào để các đơn vị nghiêm túc chấp hành, thực hiện thông tư. Làm sao để các truyền thông, xuất bản không vì lợi nhuận mà “bất tuân” thông tư, lờ đi các quy định? Chế tài xử lý các vi phạm ra sao? Cơ quan quản lý phải làm thế nào để việc cảnh báo trở nên cụ thể, rõ ràng và sinh động trên thực tế? Khâu truyền thông thực hiện ra sao để phụ huynh có thể hiểu được mức độ quan trọng của việc tuân thủ cảnh báo, không du di, lơ là, dẫn đến gây hại cho con? 

Hy vọng rằng, tất cả các câu hỏi ấy sẽ có lời giải đáp chính đáng từ những đơn vị thực thi thông tư, để trẻ thực sự được bảo vệ bởi một Thông tư đầy văn minh, phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Đọc thêm

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.