Căng thẳng với Ukraine leo thang, Nga điều chiến đấu cơ tới bán đảo Crimea

Chiến đấu cơ SU-27 của Nga. (Ảnh: PressTV)
Chiến đấu cơ SU-27 của Nga. (Ảnh: PressTV)
Hãng thông tấn Interfax ngày 17/12 đưa tin: Nga vừa triển khai hơn 10 chiến đấu cơ Sukhoi SU-27 và SU-30 tới căn cứ không quân Belbek trên bán đảo Crimea trong bối cảnh quan hệ với nước láng giềng Ukraine đang ngày càng trở nên căng thẳng.

Theo nguồn tin trên, các chiến đấu cơ này sẽ được Nga triển khai tới bán đảo Crimea theo cơ chế thường trực. Động thái này diễn ra chỉ ít lâu sau Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự báo về kịch bản Ukraine đang chuẩn bị một chiến dịch khiêu khích vũ trang nhằm vào Nga tại khu vực tiếp giáp với bán đảo Crimea trong 10 ngày cuối của tháng 12/2018. Bán đảo Crimea nằm giữa biển Azov và biển Đen, được nối với phần đất liền của Ukraine theo eo đất Perekop. Vào năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga. Tuy nhiên, cho tới nay đây vẫn là một quyết định gây tranh cãi.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov khẳng định Moscow sẽ không cho phép chính phủ Ukraine thực hiện các kế hoạch này và “chính quyền Kiev sẽ phải hối hận”. Nhà ngoại giao này cũng nhấn mạnh lập trường rằng Nga sẽ không châm ngòi một cuộc chiến chống lại nước láng giềng Ukraine.

Quan hệ Nga-Ukraine đã “không cơm lành canh ngọt” sau khi một số nước phương Tây và chính quyền Kiev cáo buộc Moscow đóng vai trò trong cuộc xung đột đẫm máu ở miền Đông Ukraine khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người bị mất nhà cửa. Căng thẳng giữa hai nước láng giềng tiếp tục bị đẩy lên một nấc thang nghiêm trọng mới sau khi lực lượng hành pháp Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân và các thủy thủ Ukraine trước cáo buộc xâm phạm vùng lãnh hải của nước này trên eo biển Kerch, nằm ở ngoài khơi bán đảo Crimea hôm 25/11.

Điều đáng nói là những tranh cãi giữa Nga-Ukraine đã vượt khỏi phạm vi hai nước và trở thành một vấn đề gây căng thẳng mới trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Vào tháng 11/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố hủy cuộc gặp với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vì cho rằng Moscow vẫn chưa đáp ứng lời kêu gọi trao trả tự do cho các tàu Hải quân và các thủy thủ Ukraine bị bắt giữ.

Mới đây nhất, phát biểu tại một sự kiện ở Brussels (Bỉ), ngày 17/12, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker đã kêu gọi các nước châu Âu cân nhắc tới việc áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga liên quan tới vụ đụng độ trên eo biển Kerch.

Ông Volker cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) đang tỏ ra sẵn sàng ủng hộ gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow và thậm chí đối với cả đề xuất do Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko đưa ra về việc cấm các tàu Nga cập cảng của châu Âu.

Theo quan điểm của đại diện ngoại giao Mỹ thì các lệnh trừng phạt thực sự đã tác động tới Nga và việc gia tăng sức ép sẽ có một “hiệu ứng răn đe” đối với các hành vi mà Nga sẽ thực hiện trong tương lai.

Ngay lập tức, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky đã chỉ trích lời kêu gọi của ông Volker và cáo buộc Mỹ không quan tâm giải quyết tình hình Ukraine mà trái lại, đã hành động làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, ông Slutsky cũng hy vọng EU sẽ giữ vững lập trường sáng suốt bởi việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga cũng khiến châu Âu đứng trước nguy cơ bị thiệt hại hàng tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.