Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu lắng dịu

Bộ trưởng thương mại Steven Mnuchin tại phiên điều trần
Bộ trưởng thương mại Steven Mnuchin tại phiên điều trần
(PLO) - Phát biểu trước các nhà làm luật Mỹ ngày 12/7, Bộ trưởng thương mại Steven Mnuchin cho biết hiện chính quyền Mỹ vẫn chưa có con đường rõ ràng để giải quyết chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế thế giới, New York Times cho hay.

Theo hãng tin trên, phát biểu trước các nghị sỹ thuộc Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ, ông Mnuchin đã tránh gọi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay là một “cuộc chiến tranh”. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm giải quyết vấn đề đã thất bại và tình hình hiện nay sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có nhượng bộ trong đàm phán hay không. Trong khi đó, các nghị sỹ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ được cho là đã nhiều lần mất kiên nhẫn trước các câu trả lời của ông Mnuchin. Họ cũng đã liên tục đặt câu hỏi với Bộ trưởng tài chính về việc liệu chính quyền Mỹ hiện nay có chiến lược nào để giải quyết chiến tranh thương mại với Trung Quốc hay không. “Các vị có kế hoạch tổng thể nào trong vấn đề này hay không? Tôi yêu cầu ông phải làm việc để sớm chấm dứt tình trạng này”, nghị sỹ của đảng Cộng hòa Mia Love tại bang Utah nói.

New York Times cũng cho biết, các nghị sỹ Mỹ tại cuộc họp cũng đã bày tỏ lo ngại về việc tranh cãi giữa 2 nước đã bắt đầu gây tổn hại tới nền kinh tế Mỹ. Theo hãng tin này, các nhà làm luật ở cả 2 đảng của Mỹ đã nhận được nhiều khiếu nại về vấn đề thuế từ các nông dân, những nhà sản xuất xe hơi…, than phiền việc họ đã bắt đầu phải đối mặt với chi phí thép và nhôm cao hơn, trong khi tác động của các biện pháp trả đũa của Trung Quốc và châu Âu cũng đã bắt đầu hiển hiện.

Nhiều người trong số này cũng đã bày tỏ lo ngại về số phận của họ nếu tình hình giữa 2 nước tiếp tục căng thẳng. Tại phiên điều trần, một số nghị sỹ của Mỹ cũng đã thúc giục ông Mnuchin thuyết phục ông Trump tránh khả năng xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Nghị sỹ Jeb Hensarling của bang Texas và là Chủ tịch Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ cho biết ông quan ngại sâu sắc về tình trạng thương mại toàn cầu và những dấu hiệu cho thấy sự lạc quan trong kinh doanh đã bắt đầu suy yếu. Ông Hensarling cũng cho biết ông không ấn tượng với thỏa thuận thương mại duy nhất với Hàn Quốc mà ông Trump đã đạt được.

Nghị sỹ Hensarling cũng đã cảnh báo về nguy cơ dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Đáp lại, ông Mnuchin trấn an các nghị sỹ Mỹ rằng Chính phủ Mỹ vẫn đang giám sát chặt chẽ tác động của các vấn đề thương mại. Bộ trưởng thương mại Mỹ cũng bảo vệ các tiếp cận của chính quyền và cho rằng tăng trưởng kinh tế vẫn là một ưu tiên của ông Trump.

Cho đến nay, Mỹ đã áp thuế đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỉ USD từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã đáp trả tương tự với các mặt hàng của Mỹ, bao gồm đậu nành, thịt lợn và xe hơi. Đến ngày 10/7 vừa qua, chính quyền Mỹ tiếp tục công bố kế hoạch đánh thuế thêm với số hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ USD, trong đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng như tủ lạnh, dây xích chó và cá. 

Trong một dấu hiệu cho thấy đàm phán giữa 2 nước đang bế tắc, Bộ thương mại  Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố cho rằng nước này đã bị vu khống bằng những tuyên bố sai về thực tiễn kinh doanh của họ. Bộ thương mại Trung Quốc cáo buộc ông Trump kích động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì mục đích chính trị trong nước và kéo chậm sự phát triển của Trung Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.