Căng thẳng gia tăng, Mỹ dừng huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay F-35
Máy bay F-35
(PLVN) - Việc đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ lái máy bay ném bom F-35 tại Căn cứ không quân Luke ở bang Arizona, Mỹ đã bị hoãn lại sớm hơn so với dự kiến, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết.

Theo Reuters, việc Mỹ dừng đào tạo các phi công Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi tại cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vẫn tuyên bố rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở Mỹ có thể tiếp tục ở lại đến tháng 7. Việc này vừa là để các phi công Thổ Nhĩ Kỳ có thêm thời gian tham gia đào tạo vừa là để Ankara có thêm thời gian suy nghĩ lại về kế hoạch của nước này.

“Bộ Quốc phòng nhận được tin rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ đang không được thực hành bay. Nếu không có gì thay đổi trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để kết thúc việc tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35”, Trung tá Mike Andrew – người phát ngôn Lầu Năm Góc – cho hay. 

Một quan chức Mỹ thứ 2 cho biết thêm, chỉ huy tại căn cứ Luke đã quyết định dừng việc đào tạo phi công Thổ Nhĩ Kỳ và những nhân sự đảm nhiệm việc bảo trì từ tuần trước vì các vấn đề an toàn. Theo quan chức này, một số khóa đào tạo nhân viên bảo trì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang được tiếp tục tại căn cứ không quân Eglin ở Florida.

Việc Mỹ dừng đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh nước này đang thu hẹp sự tham gia của Ankara vào chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 vì việc Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga. 

Tương tự các đồng minh NATO khác của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vừa là khách hàng tiềm năng, vừa là đối tác sản xuất máy bay F-35. Giới chức Mỹ lo ngại rằng, với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của cả 2 bên, hệ thống phòng thủ của Nga là mối đe dọa đối với các máy bay F-35. Washington cũng đã ra tối hậu thư, tuyên bố Ankara không thể có cả 2 hệ thống vũ khí này.

Đầu tháng 4 vừa qua, Mỹ đã dừng bàn giao các thiết bị liên quan đến máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 22/5 thông báo các nhân viên quân sự của nước này đã tới Nga để tham gia các khóa huấn luyện về việc sử dụng các hệ thống S-400, Mỹ cũng đã tuyên bố xem xét tạm dừng việc đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay F-35 tại Arizona. 

Hồi tuần trước, Mỹ cũng đã ngừng nhận tiếp thêm phi công Thổ Nhĩ Kỳ tới nước này để tham gia hoạt động đào tạo. Đây được xem là dấu hiệu cụ thể nhất cho thấy tranh cãi về máy bay F-35 giữa 2 nước đang đến điểm bước ngoặt. Theo các chuyên gia, nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35, đây sẽ là một trong những vụ “đứt gánh” quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa nước này với Mỹ trong lịch sử gần đây.

Dù vậy nhưng theo Reuters, bất chấp những cảnh báo của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như sẽ tiếp tục triển khai thương vụ mua S-400. Tổng thống Tayyip Erdogan hồi tuần trước tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút lui khỏi thỏa thuận với Moscow. 

Trong một diễn biến liên quan, ông Ismail Demir – một quan chức tại Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - ngày 10/6 cho biết, Mỹ đã không đáp ứng đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về việc thành lập một nhóm làm việc chung về các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga mà Ankara sẽ mua.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.