Càng hối lộ, kết quả kinh doanh càng kém?

(PLO) - Thanh tra Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Đại sứ quán Anh tại Việt Nam vừa đồng tổ chức Hội thảo 2 ngày “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp (DN) thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam”. 
Kết quả của Hội thảo này và một số hội thảo tương tự trước đó sẽ là các thông tin đầu vào cho Đối thoại về phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 12 giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế với chủ đề “Vai trò của DN và khu vực tư nhân trong công tác PCTN” vào ngày 12/11 tới đây.
Tham nhũng chỉ đứng sau giá cả sinh hoạt đắt đỏ
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, năm 2012 Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới và một số đối tác tiến hành nghiên cứu về tham nhũng, hối lộ, gian lận trong hoạt động của DN. Kết quả cho thấy, hầu hết các DN đều cho rằng tham nhũng được coi là vấn đề đáng quan ngại, chỉ đứng sau giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
Có tới 60% số DN được hỏi cho rằng “chi phí không chính thức là khá tốn kém cho DN”, 57% số DN cho rằng “chi phí không chính thức tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng giữa các DN”. 
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho biết một thực tế khác, đó là chỉ có 30% số trường hợp DN đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu, 70% còn lại đưa hối lộ là do DN chủ động thực hiện. 
Chuyên gia về quản trị nhà nước (Ngân hàng Thế giới) Trần Thị Lan Hương cũng nhận định, tham nhũng là một trong 3 vấn đề bức xúc nhất. Theo góc nhìn của DN, các ngành, lĩnh vực tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và thuế; 3 cơ quan dẫn đầu về mức độ gây khó dễ được DN đưa hối lộ nhiều nhất là thuế, hải quan và cảnh sát giao thông. Có điều, chính DN cũng góp phần tạo ra “vòng luẩn quẩn của tham nhũng”. Cụ thể là, DN và người dân có động cơ đưa hối lộ thì khó khăn mới được giải quyết, dẫn đến công chức có động cơ để tiếp tục chu trình gây khó dễ cho DN. 
Chia sẻ về kết quả nghiên cứu tham nhũng, hối lộ, gian lận trong hoạt động của DN, đại diện Cty Monaco cho rằng, tình trạng nhũng nhiều, gây khó khăn cho DN của một cán bộ công chức trong “mối quan hệ giữa DN và cơ quan nhà nước” hiện nay là khá phổ biến. Hậu quả đã làm tăng chi phí, mất thời gian, giảm hiệu quả hoạt động và gây tâm lý bức xúc cho DN.
Việc hình thành các “nhóm lợi ích” là hiện tượng không mới, nhưng rất đáng lo ngại, dư luận xã hội đang rất quan tâm vì đã tác động tiêu cực, làm biến dạng các quan hệ thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh không chính đáng cho “nhóm lợi ích”, gây thiệt hại cho các nhóm đối tượng khác trong xã hội. 
Ngoài ra, “hối lộ thương mại” cũng là một thực trạng khá phổ biến trong mối quan hệ giữa DN và DN, đặc biệt là DN nhà nước với DN tư nhân, như tình trạng DN hối lộ hay chi trả phí môi giới để vay vốn tại các ngân hàng thương mại khi tham gia đấu thầu, tiếp cận các chính sách ưu đãi…
Vừa là nạn nhân vừa là người đưa hối lộ
Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokes nhấn mạnh, tham nhũng luôn là vấn đề quan trọng và lớn, DN vừa là nạn nhân vừa là người tham gia trong việc đưa hối lộ. Vì vậy, DN cần phải là người đi đầu trong câu chuyện PCTN, tiến tới sự liêm chính, minh bạch. 
Còn Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thông tin về một khảo sát trong 12 tháng gần đây, các DN không đưa hối lộ thì hiệu quả hoạt động nhiều hơn các DN đưa hối lộ. Các DN thành công bền vững thường là các DN thực hiện tốt liêm chính, tham gia tốt vào PCTN trong kinh doanh… 
Đặc biệt, ông Lộc mong muốn các DN đưa ra những sáng kiến và tổ chức các chương trình hành động tập thể để chống tham nhũng cũng như có quy ước về thực hiện liêm chính trong DN, xây dựng liên minh PCTN trong hệ thống các DN… 
Một ví dụ điển hình thành công về chống tham nhũng bằng hành động tập thể là trường hợp tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Bà Lê Bích Loan cho biết, từ năm 2007 SHTP đã lần đầu tiên ký kết Thỏa thuận ghi nhớ với Cty Intel Products Vietnam nhằm “cam kết ủng hộ đạo đức kinh doanh, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, cam kết PCTN, lại quả và các hình thức lạm quyền”. 
Đến nay, SHTP đã ký kết với 13 DN đang hoạt động trong Khu công nghệ cao và triển khai nhiều hành động cụ thể. Từ đó, hiệu quả đạt được là rất đáng ghi nhận như được sự hài lòng, tin tưởng từ phía DN, tạo ra giá trị lan tỏa về môi trường đầu tư lành mạnh đến cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nước ngoài. Không những thế, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ đã đáp ứng kịp thời các vướng mắc, khó khăn của DN và nhận được đánh giá cao của DN.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).