Càng cụ thể càng khó

Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo
(PLO) - Chuyến công du Triều Tiên lần thứ ba của Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo không hẳn thất bại nhưng cũng lại khó có thể được coi là thành công. Ông Pompeo không đến nỗi rời Triều Tiên với tay trắng nhưng với kết quả ít ỏi. Phản ứng của phía Triều Tiên về chuyến đi này của ông Pompeo xem ra lại còn tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Phía Mỹ chắc thất vọng nhiều khi chưa có được trong tay lộ trình và thời hạn cụ thể của việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Mỹ cần những cái ấy làm bằng chứng về Triều Tiên thật sự sẵn sàng phi hạt nhân hoá và coi đó là điều quyết định trước hết để có tin tưởng Triều Tiên hay không.

Từ giác độ lợi ích của Mỹ thì điều ấy không có gì là khó hiểu cả. Nhưng nếu nhìn nhận và tiếp cận chuyện này theo nhận thức là việc thực hiện cụ thể luôn khó khăn hơn và cần nhiều thời gian hơn việc có được sự đồng thuận ý chí chính trị thì sẽ lại thấy chuyến đi Triều Tiên vừa rồi của ông Pompeo có những thành quả quan trọng của nó.

Thứ nhất, Mỹ và Triều Tiên vẫn cam kết với những gì đã được thoả thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp ở Singapore ngày 12/6 vừa qua. Không bên nào có ý muốn thay đổi hay lật ngược. Tiến trình như vậy vẫn được tiếp tục, cho dù đà phát triển có thể đã bị chậm lại phần nào.

Thứ hai, ông Pompeo đã thoả thuận với phía Triều Tiên về việc thành lập những nhóm làm việc chuyên cho các khía cạnh của vấn đề phi hạt nhân hoá. Việc này rất cần thiết và đúng đắn. Thứ ba, việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên “hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược” như yêu cầu của Mỹ là chuyện sống còn của Triều Tiên, vì thế sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian, phải trải qua nhiều bước và đòi hỏi có mức độ tin cậy lẫn nhau rất cao và bền vững giữa Mỹ và Triều Tiên. Hiện hai nước còn ở cách rất xa mức độ đó. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.