Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử

(PLO) - Hiện nay, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đang diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. 
Tuy nhiên, với sự kiện Chính phủ Việt Nam chấp nhận một số khuyến nghị liên quan đến chống phân biệt đối xử trong phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc mới đây thì đây chính là cơ sở xúc tiến xây dựng một đạo luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử. 
Giới trẻ mít tinh chống phân biệt đối xử
Giới trẻ mít tinh chống phân biệt đối xử 
Diễn ra khá phổ biến và 
công khai
Một trong những vụ phân biệt đối xử gây bức xúc dư luận là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng ghi rõ ràng: “Không lấy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình Dương tuyên bố công khai hoặc ngầm định không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An. 
Tuy nhiên, không có người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống, bởi “muốn báo cơ quan chức năng để chúng tôi được đối xử công bằng, nhưng chẳng biết báo ai và phải báo như thế nào”.
Việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều vụ người có HIV bị đuổi việc khi bị phát hiện đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không những thế, con cái của họ cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong học tập và cuộc sống. 
Một trường hợp đau xót là cháu Lê Đức M. ở Thanh Hóa, con của chị Nguyễn Thị Lệ T. là người có HIV. Tuy cháu M. âm tính song nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học. Rồi khi cháu nhập học lại vấp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học khiến sĩ số của lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “buộc” cho M. nghỉ học.
Theo Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), sự phân biệt đối xử với người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng. Nhiều người chuyển giới bị từ chối tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư, có 13% người chuyển giới bị đuổi việc lúc bị phát hiện là người chuyển giới. 
Một số nghiên cứu khác của iSEE còn chỉ ra người đồng tính bị phân biệt rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học hoặc trong các cơ sở y tế nên họ không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục. Những định kiến và kỳ thị dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, tự tử trong cộng đồng LGBT khá cao (tỷ lệ tự tử không thành trong người đồng tính nữ là 17%, gấp 30 lần so với tỷ lệ chung).
Cần xây dựng luật về chống phân biệt đối xử
Một nguyên nhân của thực trạng trên được cho là do Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng và thủ tục cụ thể giúp người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử. Mặc dù một số luật, nghị định của Việt Nam đã có vài điều khoản về chống kỳ thị và phân biệt đối xử như Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006, Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP… song các văn bản này chưa quy định rõ cơ chế để một công dân hoặc tổ chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều khẳng định bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Theo đó, Hiến pháp mới quy định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” tại Điều 16 và nhấn mạnh nhiều khía cạnh cụ thể như Khoản 2 Điều 5 nói về sắc tộc, Khoản 1 Điều 24 về tôn giáo, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26 về giới. 
Đáng chú ý nữa là ngày 20/6 vừa qua, trong phiên UPR lần thứ 2 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận nhiều khuyến nghị của các nước liên quan đến chống phân biệt đối xử. Vì thế, việc xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử không chỉ giúp Việt Nam hoàn thành cam kết với các quốc gia mà còn là cơ hội để chúng ta thúc đẩy quyền con người một cách thực chất nhất.
Tại Hội thảo chia sẻ ý nghĩa các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phiên UPR đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ do 4 mạng lưới đồng tổ chức, Viện trưởng iSEE Lê Quang Bình cũng cho rằng, việc vận động Chính phủ xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ được quyền bình đẳng cho rất nhiều nhóm yếu thế, thiểu số khác nhau. 
Qua đây, ông Bình mong muốn các tổ chức phi chính phủ nên tham gia vận động, góp ý cho Luật bằng các hoạt động như lập liên minh vận động cho Luật Chống phân biệt đối xử, tiến hành các nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tế cần có cho Luật tiến tới vận động Chính phủ và Quốc hội bổ sung Luật này vào chương trình xây dựng luật… 

Đọc thêm

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Hải Phòng: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật

Tại phiên tòa giả định có sự tham gia của HĐXX là những thẩm phán, kiểm sát viên, trợ giúp viên pháp lý thực thụ.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), nhằm truyền tải pháp luật dưới hình thức trực quan sinh động cho học sinh, ngày 29/10, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP tổ chức “Phiên tòa giả định” tại Trường THPT Lê Qúy Đôn, quận Hải An.

longformNữ doanh nhân cùng ước mơ phụng sự 'nông nghiệp xanh'

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn STP.
Gắn bó với nhựa từ nhỏ, khởi nghiệp cũng với ngành sản xuất kinh doanh nhựa nhưng Nguyễn Thị Hải Bình lại đang đặt niềm tin và hy vọng của mình vào nghề nuôi biển với khát khao giữ được màu xanh cho biển và được làm nông nghiệp một cách bền vững nhất…

Dấu ấn trong công tác chuyển đổi số của ngành Tư pháp Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Sở Tư pháp
(PLVN) - Sở Tư pháp Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Tư pháp. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đảm bảo đúng vai, đúng thẩm quyền trong xây dựng pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự" trên Báo Pháp luật Việt Nam

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ghi nhận và vui mừng khi Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
(PLVN) - Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26/10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 8 năm ra mắt chuyên trang, Báo Pháp luật Việt Nam công bố giao diện mới Video Pháp luật

Các vị khách mời là lãnh đạo các Cơ quan chức năng và Báo Pháp luật Việt Nam nhấn nút công bố giao diện mới của chuyên trang Video pháp luật
(PLVN) - Tối ngày 26/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật Việt Nam đã trang trọng Kỷ niệm 8 năm ra mắt Chuyên trang TVphapluat.vn, nay là Video Pháp luật, đồng thời công bố giao diện mới với nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chuyên mục hấp dẫn của Chuyên trang này. Sự kiện đón nhận sự quan tâm của đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp. 

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Đông,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Đại hội X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Với thế và lực tích lũy đã được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...

Sơn La quan tâm chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Người cao tuổi tại tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Người cao tuổi không chỉ là chỗ dựa tinh thần trong mỗi gia đình mà còn có những đóng góp tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu được ý nghĩa này, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã trung hướng về cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi.