Tại hội thảo “Công tác nhân tài ở Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng qua (6/9), tại Hà Nội, các chuyên gia và nhà khoa học đều nhận định “lãng phí nhân tài là lãng phí lớn nhất”. Do đó, để phát triển đất nước, cần xây dựng ngay chiến lược nhân tài kết hợp chặt chẽ với các chiến lược con người và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cao.
Từ thực tế hiện nay, các nhà khoa học đều nhận thấy, công tác nhân tài mới chỉ dừng lại ở “trường chuyên lớp chọn” chứ chưa có chương trình phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển. Việc đào tạo nhân tài còn dàn trải, thiếu chuyên sâu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khi đào tạo chỉ nghiêng về lý thuyết, thiên về bằng cấp, ít thực hành, ứng dụng vào thực tiễn… Trong khi đó, việc sử dụng, trọng dụng nhân tài cũng yếu kém và lãng phí. Hiện tượng “chảy máu” chất xám, nhiều người tài “dứt áo ra đi” khỏi khu vực Nhà nước đang diễn ra trầm trọng do chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” chưa thỏa đáng…
Bên cạnh đó, theo nhận xét của TS.Nguyễn Thu Phương (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Việt Nam chưa có một khái niệm chính thống về “nhân tài” nên cũng chưa xây dựng được tiêu chuẩn, hệ thống, tiêu chí và phân loại nhân tài.
Từ thực tế hiện nay, các nhà khoa học đều nhận thấy, công tác nhân tài mới chỉ dừng lại ở “trường chuyên lớp chọn” chứ chưa có chương trình phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển. Việc đào tạo nhân tài còn dàn trải, thiếu chuyên sâu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khi đào tạo chỉ nghiêng về lý thuyết, thiên về bằng cấp, ít thực hành, ứng dụng vào thực tiễn… Trong khi đó, việc sử dụng, trọng dụng nhân tài cũng yếu kém và lãng phí. Hiện tượng “chảy máu” chất xám, nhiều người tài “dứt áo ra đi” khỏi khu vực Nhà nước đang diễn ra trầm trọng do chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” chưa thỏa đáng…
Ảnh minh họa. |
Cùng với việc phát hiện, ươm mầm, công khai chế độ đãi ngộ, cạnh tranh bình đẳng, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tài phát triển, theo TS Phương, cần xây dựng tiêu chí, phân loại nhân tài để “đào tạo bài bản, thử thách qui củ”, nhất là những nhân tài “nguồn”. Mọi lĩnh vực đều cần nhân tài nên “cần có các biện pháp lâu dài và trước mắt để phát triển nhân tài” và “phải coi nhân tài là chìa khóa phát triển đất nước” - GS.Hoàng Quý Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) nhấn mạnh.
GS.Dương Phú Hiệp (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đề nghị, có 3 loại nhân tài cần phải đào tạo ngay, là lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ và kinh doanh. Nhân tài là phải gắn chặt với khái niệm “cống hiến”, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và muốn “trọng dụng” nhân tài thì phải đãi ngộ nhân tài công bằng, theo công sức đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin để họ làm việc.
“Soi” từ kinh nghiệm nước ngoài và yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển đất nước, “đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược nhân tài để thực hiện các chiến lược phát triển”, với việc xác định nhân tài là những người có tài năng, sức sáng tạo, đóng góc thực sự với sự phát triển của đất nước, của nhân loại để không “bỏ quên” nhân tài, kể cả những người nông dân.
GS.Dương Phú Hiệp (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đề nghị, có 3 loại nhân tài cần phải đào tạo ngay, là lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ và kinh doanh. Nhân tài là phải gắn chặt với khái niệm “cống hiến”, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và muốn “trọng dụng” nhân tài thì phải đãi ngộ nhân tài công bằng, theo công sức đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin để họ làm việc.
“Soi” từ kinh nghiệm nước ngoài và yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển đất nước, “đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược nhân tài để thực hiện các chiến lược phát triển”, với việc xác định nhân tài là những người có tài năng, sức sáng tạo, đóng góc thực sự với sự phát triển của đất nước, của nhân loại để không “bỏ quên” nhân tài, kể cả những người nông dân.
Huy Anh