Cần xây dựng ngành đường sắt phát triển theo kỳ vọng của nhân dân

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tại Hội nghị Tổng kết Luật Đường sắt 2017, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức vào chiều 24/4, đa số các tham luận của các đại biểu đều cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi Luật Đường sắt 2017 bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến thị phần ngành ngày càng giảm sút nhưng nguyên nhân cốt yêu vẫn là cơ chế chính sách vẫn chưa theo kịp thực tiễn.

Chưa có cơ chế chính sách mang tính đột phá

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết, Luật đường sắt năm 2017 đã tạo khung pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt theo hướng phân định rõ giữa quản lý nhà nước với kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật đường sắt 2017 cho thấy còn một số nội dung chưa phù hợp, việc triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đặc biệt là các quy định về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao; chưa có cơ chế chính sách mang tính đột phá để huy động nguồn lực phù hợp với một chuyên ngành có tính đặc thù cao như đường sắt; còn bất cập trong công tác quản lý, khai thác, bảo trì và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý, đầu tư đường sắt,...

“Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến thị phần vận tải đường sắt ngày càng giảm sút, chính sách ưu đãi phát triển đường sắt gần như không triển khai được; không huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển đường sắt; công nghiệp và nhân lực đường sắt chưa phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế, mô hình quản lý, hoạt động, vận hành còn lạc hậu”, ông Huy nói.

Vẫn theo ông Huy, Luật Đường sắt năm 2017 đã được đưa vào kế hoạch nghiên cứu, rà soát điều chỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng ngành đường sắt phát triển theo kỳ vọng của nhân dân. Do đó, Bộ GTVT đã nghiên cứu xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết Luật, thực hiện khảo sát thực tế về tình hình triển khai thi hành Luật, cũng như tổ chức các Hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến trực tiếp của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật; đồng thời gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan.

“Đến nay Bộ GTVT đã nhận được 55 ý kiến của các bộ, ngành, địa phương góp ý cho dự thảo Báo cáo Tổng kết Luật Đường sắt. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Tổng kết Luật, làm cơ sở lập đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); ngày hôm nay Bộ GTVT tổ chức Hội nghị nhằm tiếp tục lấy ý kiến của các bộ, ngành; địa phương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đường sắt, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật”, ông Huy thông tin.

Tập trung 5 vấn đề lớn

Bế mạc Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Đường sắt, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, đối với đề xuất sửa đổi Luật Đường sắt cần quán triệt các vấn đề lớn như sau: việc sửa đổi Luật Đường sắt phải phù hợp với Hiến pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển đường sắt; đặc biệt là bám sát Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045..

Về định hướng, sửa đổi, bổ sung người đứng đầu ngành Giao thông Vận tải cho biết, dự thảo cần tập trung vào 5 vấn đề lớn: Một là, về chính sách phát triển đường sắt: bổ sung một số định về chính sách, ưu đãi, hỗ trợ cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải đường sắt và công nghiệp đường sắt.

Hai là, về kết cấu hạ tầng đường sắt: mô hình phát triển đô thị theo định hướng kết nối giao thông (TOD); phân quyền thực hiện nhiệm vụ QLNN về đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt vùng...

Ba là, về công nghiệp, phương tiện giao thông đường sắt: Quy định các chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm cơ khí đường sắt; xây dựng cơ chế đặt hàng cho một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ có tính chiến lược, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nội địa hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư phát triển đường sắt.

Bốn,về đường sắt đô thị bổ sung quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phân quyền cho UBND cấp tình quản lý an toàn đường sắt đô thị, đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đường sắt đô thị,

Năm là,về đường sắt tốc độ cao; bổ sung các quy định cụ thể về công tác đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì, vận hành, khai thá đường sắt tốc độ cao; quy định quy trình phối hợp trong quy hoạch tiêu chuẩn xây dựng, cơ chế chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính và thu hút khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng, phát tiền kinh doanh trong lĩnh vực này.

Đọc thêm

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)

Nghiêm trị 'quái xế'

“Quái xế” ngang nhiên càn quấy đường phố Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

(PLVN) - Đua xe, lạng lách, đánh võng theo đoàn là những hành động nông nổi, bất chấp pháp luật của một bộ phận giới trẻ đã và đang xâm phạm tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây mất ổn định cho xã hội và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người.

Metro Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM): Giá vé thấp nhất 6.000 đồng/lượt

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên di chuyển qua đoạn trên cao dài 17,1km. (Ảnh: Mộc Đức)
(PLVN) - Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000 - 20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước. Thông tin nêu trong tờ trình giá vé sử dụng metro vừa được Sở GTVT gửi UBND TP HCM xem xét. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở TP, dự kiến khai thác thương mại từ cuối năm nay, giai đoạn đầu ước tính mỗi ngày phục vụ gần 40.000 khách.

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".