Cần truyền thông về lợi ích của việc tiêm phòng dại cho chó, mèo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh dại phổ biến toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố nước ta.

Theo Bộ Y tế, năm 2023 có gần 650.000 người bị động vật cắn (tăng 45% so với 2022), trong đó 80% là chó, 18% là mèo, còn lại là khỉ, chuột, dơi. Ước tính chi phí tiêm vaccine phòng dại cho người bị súc vật cắn năm 2023 khoảng 600 tỉ đồng (mỗi liều giá từ 1.200.000 - 1.500.000 đồng), chưa tính những chi phí do cấp cứu, điều trị và tổn hại sức khỏe các nạn nhân… Số ca dại cũng tỷ lệ thuận với 82 tử vong (tăng 20% so với 2022). Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 có 347 ca bệnh dại ở động vật trên 31 tỉnh, thành phố…

Ba tháng đầu năm 2024 có 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng và 27 người tử vong vì dại. Các tỉnh có số tử vong cao là Gia Lai, Nghệ An, Bình Phước, Điện Biên, Bến Tre, Đắk Lắk, Bình Thuận. Ngày 15/3 vừa qua, Bộ Y tế cảnh báo bệnh dại có xu hướng tăng; nhiều trẻ dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn với thương tích nặng ở vùng đầu, mặt - khu vực gần thần kinh trung ương rất nguy hiểm.

Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng phụ trách y tế dự phòng, Bộ Y tế, thì nước ta hiện có khoảng 8 triệu chó, mèo. Theo Cục Thú y, tiêm phòng dại cho chó năm cao nhất mới đạt 51%, trung bình chỉ 35 - 40%. Có nhiều tỉnh tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó chỉ dưới 10% nên có số người tử vong do dại rất cao.

Trong khi, Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022 - 2030 (theo Quyết định số 2151 ngày 21/12/2021 của Chính phủ) đề ra phải tiêm được 70% tổng chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025. Các tổ chức Y tế, Lương thực và Nông nghiệp, Thú y thế giới khuyến cáo bao phủ vaccine phòng dại trên động vật phải đạt ít nhất 70% tổng đàn và duy trì 2 năm liên tiếp mới đạt hiệu quả ngăn chặn bệnh dại lây sang người.

“Điểm nghẽn” lớn nhất hiện nay là làm sao để người dân hiểu rằng tiêm phòng dại cho chó, mèo rẻ hơn rất nhiều so với điều trị dự phòng khi bị chúng cắn. Lấy số 650.000 người bị chó, mèo cắn năm 2023 làm ví dụ: Tiền tiêm mất khoảng 600 tỉ đồng; tiền cấp cứu, chữa trị (gồm cả phẫu thuật và phẫu thuật, khâu thẩm mỹ), chi cho hồi phục sức khỏe, nghỉ việc… cũng khoảng 600 tỉ đồng. Nghĩa là một năm mất khoảng 1.200 tỉ vì chó, mèo cắn, trong khi tiêm phòng dại cho chó, mèo chỉ mất khoảng 400 - 480 tỉ, nếu lấy số 8 triệu chó, mèo nhân với 50.000 - 80.000 đồng/một mũi vaccine phòng dại cơ bản/một con.

Chưa kể thắng ở chỗ không có người mắc dại vì virus dại đã bị diệt trong cơ thể chó; giảm thiểu chó mắc dại và số lần chó tấn công người, bởi đã không ít lần một chó dại cắn hàng loạt người; người bị chó cắn giảm được áp lực căng thẳng, lo sợ…

Trong bối cảnh tiêm phòng dại cho vật nuôi không đủ ngưỡng bao phủ, người dân cần thông suốt một điều: khi nhiễm virus dại nếu không tiêm vaccine chắc chắn sẽ lên cơn dại dù sớm hay muộn và chắc chắn sẽ chết. Việc thầy lang chữa dại hay chữa bằng thuốc nam là chuyện hoang đường.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.