Cẩn trọng khi “tân trang” đón Tết

Bệnh nhân P.M.H bị biến chứng lòi sụn ra sau khi nâng mũi
Bệnh nhân P.M.H bị biến chứng lòi sụn ra sau khi nâng mũi
(PLVN) - Trước tình trạng nhiều bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng khi thực hiện làm đẹp ở các cơ sở thẩm mỹ, PGS - TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM đã cảnh báo về việc thẩm mỹ thiếu an toàn, “tiền mất tật mang”.

Suýt chết vì… làm đẹp

Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã gặp được nhiều nạn nhân của các cơ sở làm đẹp. Người thì đau ngực, người thì nhức mũi, thậm chí suýt mất mạng vì những biến chứng trong quá trình muốn “hóa công, hóa phượng”. 

Đơn cử bệnh nhân N.T.T (24 tuổi, An Giang) nhập viện vào cuối năm 2018, do bị biến chứng phức tạp khi làm đẹp. Với mong muốn nâng ngực để tự tin hơn, cuối tháng 12/2018, chị T. đến một tiệm Spa có tiếng ở An Giang để tìm hiểu. Được tư vấn, chị T. chọn phương pháp tiêm filler do ưu điểm làm đẹp nhanh, ít đau, lại an toàn. 

Sau khi Spa chăm sóc “tận tình”, về đến nhà, cô gái trẻ thấy vùng ngực hơi đau. Song do không có hiện tượng sốt, sưng tấy nên chị T. nghĩ chỉ là vết bầm tím thông thường. Tuy nhiên, mấy ngày sau, cơn đau vẫn không giảm, chị T. lên Bệnh viện Chợ Rẫy để kiểm tra. Kết quả chụp X quang xác định, bệnh nhân bị áp xe vùng ngực nghiêm trọng. Sau 16 ngày điều trị, nữ bệnh nhân này chia sẻ: “Giá tiêm filler chỉ 12 triệu đồng nhưng em phải điều trị biến chứng hết hơn 25 triệu đồng. Hiện vùng ngực của em bị sẹo lõm trông rất xấu, có thể khi bình phục, em phải tiếp tục ghép da để cải thiện”.

Còn anh P.M.H (20 tuổi, TP HCM) cũng phải nhập viện do biến chứng khi nâng mũi. Tại thời điểm nhập viện, sụn nâng đã lòi ra khỏi đầu mũi, có ổ mủ. Anh M. kể, cách đây 3 năm, anh được mẹ đưa đến một cơ sở thẩm mỹ trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM) để nâng mũi. Sau khi can thiệp thẩm mỹ, mũi M. hơi bị lệch, đồng thời da đầu mũi lúc nào cũng căng, bóng chạm vào hơi đau. Giữa năm 2018, trên đầu mũi của nam thanh niên này mọc 1 cái mụn. Tưởng chỉ là mụn thông thường nên anh M. nặn mủ ra. Tuy nhiên, tình trạng có mủ ở đầu mũi kéo dài suốt nhiều tháng trời. Anh M. đến bệnh viện da liễu khám nhưng hết thuốc lại có mủ trở lại. 

Giữa tháng 12/2018, khi soi gương, nam thanh niên phát hiện sụn nâng mũi đã bị lòi ra. Anh đến cơ sở thẩm mỹ đã nâng mũi thì được tư vấn: Rút sụn ra, 6 tháng sau gắn vô lại. Mẹ của anh không yên tâm đã đưa anh đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Hiện bệnh nhân này đã được mổ để hút ổ mủ và lấy sụn.

Tình trạng muốn làm đẹp nhưng lại gặp sự cố đau thương như trên không phải là hiếm. Thời gian qua, Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) cũng đã tiếp nhận nhiều ca biến chứng nguy hiểm khi làm đẹp. Cụ thể, nạn nhân là một nữ sinh viên 19 tuổi (ngụ quận 2) đến cơ sở làm đẹp tại quận 4 để sửa mũi. Sau khi có triệu chứng sưng tấy, nữ sinh viên đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị. Kết quả chẩn đoán xác định: Bệnh nhân bị nhiễm trùng hoại tử vùng mũi sau khi tiêm chất làm đầy để nâng mũi. Được điều trị, bệnh nhân tương đối ổn định, còn thâm tím nhẹ vùng mũi, không biến chứng về mắt.

Không được may mắn như vậy, một nữ sinh viên khác được đưa đến Bệnh viện Trưng Vương cấp cứu trong tình trạng mắt trái không nhìn thấy, da cơ từ vùng đầu mũi đến mắt có dấu hiệu thiếu máu, nổi những mảng đỏ. Nữ sinh cho biết, khi vừa tiêm xong mũi filler với giá 600.000 đồng tại một spa trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3, TP HCM), mắt trái của nữ sinh này mất thị lực, đồng thời đau nhức dữ dội nên được nhân viên ở đây đưa đi cấp cứu. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng mắt của bệnh nhân đã bị giảm thị lực đáng kể.

Phải biết chọn nơi nào làm đẹp để gửi gắm

Trao đổi với PV Báo PLVN, PGS - TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cho biết: Ca tiêm filler vùng ngực là biến chứng nhiễm trùng, đe dọa nhiễm trùng máu có thể nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được điều trị kết hợp nội khoa và ngoại khoa bằng cách mở, lấy ổ mủ ra ngoài để giảm tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng giai đoạn đầu tiên lượng khó nhưng sau khi tích cực điều trị, hiện các bác sĩ đã giữ được quầng lún vú để sau này có thể tái tạo lại cho bệnh nhân. 

Đối với ca biến chứng do nâng mũi, bác sĩ Hùng phân tích: Ca này là ca chỉ định đặt sống mũi chưa hợp lý gây ra thủng đầu mũi sau một giai đoạn nhất định. Đây cũng là biến chứng thường hay gặp trên bệnh nhân khi sử dụng thanh cứng để nâng mũi. Trường hợp mũi ngắn, mũi có mụn cám nhiều thì không nên đặt sống mũi.

Vị Trưởng khoa chia sẻ về việc can thiệp “dao kéo” để làm đẹp: “Nhu cầu làm đẹp là đương nhiên của con người. Không phải chỉ có phụ nữ mà hiện nay nhu cầu làm đẹp của nam giới cũng rất lớn. Chúng ta không thể cấm cản mà phải động viên những người có nhu cầu “cải thiện” ngoại hình, làm đẹp để họ không còn mặc cảm, tự tin hòa nhập với xã hội. Quan trọng nhất là phải biết chọn nơi nào làm đẹp để gửi gắm. Không nên mở mạng ra tra google tìm tiệm Spa”.

Bác sĩ Hùng nhấn mạnh chỉ những bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề mới được quyền tác động trên cơ thể của con người. Khi đến một sơ sở thẩm mỹ nào đó, mọi người nên kiểm tra hai loại giấy tờ rất quan trọng: Thứ nhất, là chứng chỉ hành nghề được Bộ Y tế  hoặc Sở Y tế cấp. Thứ hai là giấy phép hành nghề được Sở Y tế tại địa phương đó cấp, tránh để rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” khi có ý định làm đẹp, đặc biệt là thời điểm cận Tết./.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.