Cần tính đến gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
(PLVN) - Với thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chúng ta cần suy nghĩ về một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động.

Sáng 24/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (Nghị quyết số 15-NQ/TW) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua sơ kết cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Số lượng người có công ở Việt Nam rất lớn và được quan tâm liên tục. Diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở rộng. Thu nhập của người lao động tăng.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết với nhiều điểm sáng.

Cụ thể, Nghị quyết đặt ra 26 chỉ tiêu, đến nay, có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các đối tượng, triển khai chưa đồng bộ. Ở một số nơi, một số cấp chưa quyết liệt.
Vẫn còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.

Thủ tướng trăn trở, trong bối cảnh mới, chúng ta đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan hiện nay, thì càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội.

Trong khi đó, chỉ còn 3 quý nữa là hết năm 2020 nên Thủ tướng cho rằng, phải cố gắng tối đa thực hiện một số nội dung và nghiên cứu đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương, nhất là phải cố gắng tối đa để thực hiện 2 chỉ tiêu chưa đạt được. 

Trước mắt, phát huy mọi nguồn lực chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. 

“Với thời điểm hiện nay, chúng ta cần suy nghĩ về một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động. Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt khâu này bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm”, Thủ tướng nói..

Đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85,3 triệu người, chiếm 90% dân số, cơ bản đã bao phủ toàn dân, vượt trước 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết.

Về chính sách trợ giúp xã hội, hiện có gần 3% dân số được hưởng trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi.

Thủ tướng lưu ý, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đánh giá các chính sách trên từng lĩnh vực để có cơ sở đề xuất, bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế chính sách mới phù hợp. Tiếp tục nâng cao, mở rộng, thực hiện đầy đủ chính sách người có công, giải quyết tốt vấn đề tồn đọng.
Trợ giúp xã hội cũng phải linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa với tinh thần bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi khắc phục rủi ro, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em…

Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp; phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn, Thủ tướng lấy ví dụ về nhà ở xã hội hiện có tỷ lệ còn thấp, cần khắc phục. “Đây là vấn đề lớn, nhất là đối với giai cấp công nhân chúng ta” khi nhiều công nhân đi làm thuê suốt mà không có nhà ở. 

Theo Thủ tướng, nên có hội nghị toàn quốc ở thời điểm phù hợp để tổng kết toàn diện các vấn đề chính sách xã hội để từ đó, lắng nghe thêm ý kiến, có chính sách xã hội 10 năm tới tốt hơn.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.