Cần tìm 'thuốc' hóa giải tình trạng kẹt xe ở TP Hồ Chí Minh

Mệt mỏi, bực dọc, stress… là trạng thái được chia sẻ rất nhiều hàng ngày từ những người dân thành phố hàng ngày, đặc biệt là dân công sở.
Mệt mỏi, bực dọc, stress… là trạng thái được chia sẻ rất nhiều hàng ngày từ những người dân thành phố hàng ngày, đặc biệt là dân công sở.
(PLO) - Kẹt xe ở khu vực trung tâm thành phố vào giờ tan tầm là chuyện đã quá quen, nhưng khoảng nửa năm trở lại đây, tình hình kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, không những trong giờ cao điểm mà hầu hết các giờ, các ngày trong tuần, ở cả khu vực không phải trung tâm.

Người dân ngao ngán vì tắc đường

Mệt mỏi, bực dọc, stress… là trạng thái được chia sẻ rất nhiều hàng ngày từ những người dân thành phố hàng ngày, đặc biệt là dân công sở. Nếu như trước kia, tình trạng kẹt xe chỉ diễn ra khá thường xuyên với mức độ cao ở khoảng 10 địa điểm trên địa bàn thành phố như đoạn từ ngã ba Âu Cơ đến Cộng Hòa, vòng xoay An Sương, nút giao thông Hàng Xanh đến Bến xe miền Đông, tỉnh lộ 10… thì nay, hầu hết các tuyến được, nút giao thông tại TP đã lâm vào tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên. Một điểm ách tắc “đau đầu” nhất cho cư dân mới nổi gần hai năm nay là đoạn từ đường Nguyễn Hữu Thọ qua cầu Kênh Tẻ.

Đây là trục đường cửa ngõ phía Nam của thành phố, nối giữa quận 7 với quận 4 và thông ra khu vực Trung tâm Sài Gòn, lượng xe lưu thông hàng ngày rất đông, Cạnh đó, khu vực này có rất nhiều xe container di chuyển từ cảng Hiệp Phước vào đường Nguyễn Văn Linh đi miền Đông, miền Tây và nhiều khu dân cư, cao ốc, trường đại học. Thế nhưng, con đường này lại rất hẹp, chỉ có hai làn đường, như một nút thắt cổ chai. Mỗi ngày, người dân lưu thông qua đây đều chịu cảnh ùn ứ, có hôm lên đến 3, 4 tiếng đồng hồ với tốc độ lưu thông chưa đến 10km/h.

Một điểm giao thông khác cũng không kém phần đáng sợ là khu vực ngã sáu Gò Vấp TPHCM. Do đơn vị thi công cầu vượt rào chắn một phần đường Nguyễn Oanh và Nguyễn Kiệm. Lô cốt đầy đường cộng với việc tham gia giao thông không nghiêm chỉnh của người dân đã dẫn đến những vụ ách tắc giao thông hàng giờ diễn ra thường xuyên. Thời điểm ngày 8/9 vừa qua, một vụ kẹt xe đã xảy ra tại đây khiến giao thông tê liệt suốt nhiều tiếng, được coi là vụ kẹt xe nghiêm trọng nhất tại Gò Vấp trong nhiều năm. 

Một tuyến đường khác cũng thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông khiến người dân ngao ngán là tuyến cửa ngõ dẫn đến sân bay Tân Sơn Nhất, như Cộng Hòa, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung… Thời gian gần đây, cảnh kẹt xe hàng giờ khiến nhiều người dân sợ trễ chuyến bay, phải xuống xe chạy bộ đến sân bay đã khá quen thuộc.

Ngoài ra, TPHCM có thêm hàng trăm điểm kẹt xe lớn nhỏ, lâu năm và tương đối mới xuất hiện trong vòng 1 năm trở lại đây như khu đoạn Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Hữu Cảnh, đường Phan Huy Ích, Cách mạng Tháng 8 ra Công trường Dân Chủ, vòng xoay Nguyễn Thông hướng vào ga Sài Gòn… Chị Nguyễn Thị Thanh Bình, ngụ đường Phạm Văn Bạch, Tân Bình bức xúc: “Mỗi ngày tôi đi từ Tân Bình đến Gò Vấp làm việc, cả đi lẫn về thời gian bình thường mất khoảng 1,5 tiếng. Nhưng thời gian gần đây kẹt xe liên tục, ngày nào cũng mất tầm 3, 4 tiếng đồng hồ lưu thông trên đường. Về đến nhà đã hơn 7 giờ tối, việc đón con chỉ biết giao cho xe ôm”.

Nhiều người dân thành phố chia sẻ, không hiểu lý do gì mà thời gian gần đây thành phố lại ngày càng kẹt xe nghiêm trọng đến như thế, kể cả những tuyến đường trước đến nay ít kẹt như Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Phạm Ngọc Thạch nay cũng thường xuyên ách tắc. Ngoài ra, thời gian kẹt xe cũng không còn giới hạn trong giờ cao điểm, có hôm 8, 9 giờ đêm vẫn kẹt xe… Thời điểm gần Tết, lượng xe cộ lưu thông nhiều, tình trạng kẹt xe càng diễn ra kinh khủng hơn. 

Cần chiến lược đồng bộ

Theo thống kê, TPHCM hiện có 8,6 triệu dân sinh sống nhưng tổng số xe quản lý lên đến hơn 7,6 triệu chiếc, chưa kể xe tỉnh đang lưu thông tại thành phố. Mỗi ngày thành phố có hơn 1.000 xe máy và 180 ôtô đăng ký mới. Giao thông không bắt kịp với mật độ dân cư lưu thông, đó có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến ách tắc ngày càng nghiêm trọng tại thành phố.

Thời gian qua, thành phố đã có nhiều đề án nhằm tháo gỡ những nút thắt kẹt xe nghiêm trọng như dự án nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với tổng kinh phí dự kiến gần 2.600 tỷ đồngvới việc  xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí gần 840 tỷ đồng và phần cầu Nguyễn Khoái dài 346m, rộng 22,5m. Khu vực ngã sáu Gò Vấp sẽ được hi 405 tỉ với dự án cầu vượt ngã sáu Gò Vấp dạng chữ Y với nhiều nhánh. Về phía khu vực cửa ngõ Tân Sơn Nhất, thành phố cũng đã đề xuất đến 5 dự án chống kẹt xe với việc mở rộng các trục đường, xây dựng cầu vượt…

Có thể thấy, hàng vài ngàn tỉ đã được thành phố chi cho các dự án chống ách tắc giao thông. Tuy nhiên, ngay cả khi các nút kẹt xe nghiêm trọng như trên đã được tháo gỡ (sau một thời gian chờ đợi khá dài của người dân), vì vẫn còn rất nhiều, điểm kẹt xe cục bộ tồn tại khắp nơi trên địa bàn thành phố, gây khó cho sinh hoạt hàng ngày của người dân. Có lẽ, thành phố cần đến một chiến lược giải tỏa ách tắc giao thông mang tính vĩ mô và đồng bộ hơn, chứ không chỉ “kẹt đâu đánh đó”. Điều này chỉ giải quyết được những nút thắt nhất thời, nhưng câu chuyện lâu dài thì vẫn tồn tại ở đó, ngày một nghiêm trọng hơn…

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.