Cần thực tế hơn trong việc “giải cứu” doanh nghiệp giữa đại dịch

Cần thực tế hơn trong việc “giải cứu” doanh nghiệp giữa đại dịch
(PLVN) - Theo thống kê 8 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên gần 34.300 doanh nghiệp. Trong khi đó, sau 5 tháng triển khai, gói tín dụng 16.000 tỉ đồng có lãi suất 0% để phục vụ trả lương ngừng việc cho người lao động chỉ có 1 doanh nghiệp trên cả nước đủ điều kiện vay.

Ý tưởng hay nhưng cần thực tế hơn

Khi gói tín dụng 16.000 tỉ đồng được ban hành vào tháng 4/2020, đã có nhiều ý kiến đánh giá tốt và nhiều phản hồi tích cực. Tuy nhiên thực tế triển khai, nhiều doanh nghiệp cho biết họ rất khó khăn do Covid-19, họ đã từng bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu các quy định để tiếp cận góp hỗ trợ này nhưng sau đó đã bỏ cuộc vì không thể hội đủ điều kiện theo yêu cầu.

Lấy ví dụ nhỏ về điều kiện để được vay hỗ trợ, một trong số đó là doanh nghiệp phải không có doanh thu, đã sử dụng hết các quỹ mới được vay. Tuy nhiên, nếu không còn doanh thu doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, hay các nguồn quỹ muốn dùng phải có quy chế chứ không thể tùy tiện lấy ra trả lương nhân viên.

Một quy định khác rất không khả thi là doanh nghiệp khi lập hồ sơ vay vốn, do phải chứng minh tài chính khó khăn nên e ngại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có hiện tượng địa phương ngại trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ của doanh nghiệp gởi Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).

Nhiều doanh nghiệp còn ví von các điều kiện để vay vốn chẳng khác gì những giấy phép con, trói buộc họ mà để làm được thì quá phiền hà, phức tạp. Đơn cử như việc quỹ vay để trả lương nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải trả 50% lương cho người lao động, nộp đầy đủ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội, đồng thời doanh nghiệp đó không được có nợ xấu, nợ quá hạn ở các ngân hàng, phải sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương.

Như vậy, chỉ cần doanh nghiệp không đáp ứng được một trong số các điều kiện trên hay đơn giản là không trích lập quỹ dự phòng lương thì có nghĩa là không đủ điều kiện.

Nhìn chung lại, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nội dung chính sách được thiết kế không phù hợp, điều kiện khó khăn và không thực tế khiến doanh nghiệp không mặn mà tiếp cận gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng rất cần thiết này, gây nhiều lãng phí.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi Covid-19 nhưng không tiếp cận được gói vay 16.000 tỉ đồng. (ảnh internet)
 Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi Covid-19 nhưng không tiếp cận được gói vay 16.000 tỉ đồng. (ảnh internet)

Trong một lần trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, thông tin gói vay 16.000 tỉ đồng đến thời điểm này vẫn còn nguyên vẹn là minh chứng rõ nhất cho việc chính sách hỗ trợ này của Chính phủ không đi vào đời sống.

“Ý tưởng đề ra rất hay nhưng chính sách thực hiện lại không thực tế với điều kiện của đại đa số doanh nghiệp”, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho biết.

Cần điều chỉnh để phù hợp

Tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng quí 3 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 22/9, ngân hàng cho biết đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào vay gói 16.000 tỉ đồng trong chương trình cho vay lãi suất 0% đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.

NHNN khẳng định đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho NHCSXH vay.

NHNN cho biết, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh...

Nhưng nhìn vào thực tế, sau 5 tháng triển khai gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng còn nguyên vẹn trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp khó khăn, tạm ngừng hoạt động và phải cho người lao động nghì việc, thiết nghĩ cần có những thay đổi thực tế hơn để  doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vay hỗ trợ. Nếu không, niềm tin của doanh nghiệp vào các chính sách cũng sẽ ngày càng hao mòn dần.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang sửa đổi điều kiện tiếp cận gói vay 16.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương. Theo đó, Bộ đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay. Doanh nghiệp chỉ cần giảm doanh thu và gặp khó khăn là sẽ được vay gói tín dụng 16.000 tỉ đồng này, không cần đến mức không có doanh thu.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.