Cần Thơ mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 22/5, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam TP Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Theo Ban tổ chức , bên cạnh ý nghĩa ôn lại lịch sử của Đức Phật, Đại lễ lần này cũng là dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta.

Đại lễ Phật đản được tổ chức nhằm để tưởng niệm, tôn vinh về 3 sự kiện quan trọng trong thân thể và sự nghiệp của Đức Phật đó là “Đản sanh, Thành đạo và Nhập niết bàn”. Đây cũng là một trong những lễ hội tôn giáo được Liên Hiệp quốc công nhận, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Quang cảnh Đại lễ.

Quang cảnh Đại lễ.

Tại Đại lễ, các chư Tăng, Ni, Phật tử TP Cần Thơ tiếp nhận thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Thích Trí Quảng - Pháp chủ GHPG Việt Nam, với nội dung đề cao tinh thần hòa hợp giữa “Đạo pháp” và “Dân tộc”. Đồng thời, thông điệp cũng kêu gọi Tăng, Ni, Phật tử ra sức tu tập thực hành theo những lời Phật dạy, tích cực góp phần xây dựng Đất nước và cùng chung tay kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.

Kỷ niệm Đức Phật đản sanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử

Kỷ niệm Đức Phật đản sanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni, phật tử

Phát biểu tại Đại lễ, Thượng tọa Thích Bình Tâm – Uỷ viên Thường trực Hội đồng GHPG Việt Nam, Phó trưởng Ban Trị sự GHPG TP Cần Thơ cho biết: Đại lễ Phật đản năm nay được diễn ra trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhìn lại chặng đường lịch sử đó, Phật giáo Việt Nam tự hào đã góp phần vào chiến thắng hào hùng của dân tộc, với các thế hệ chư Tăng, Ni tham gia phong trào cởi áo cà sa, khoác chiến bào năm 1947. Đó cũng là minh chứng lịch sử tiếp nối hào khí Đông A thời Trần của Phật giáo Trúc Lâm, của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương Đức Phật.

Đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương Đức Phật.

Thượng tọa Thích Bình Tâm kêu gọi các chư Tăng, Ni, Phật tử cùng các cơ sở tự viện, chùa tiếp tục giữ vững kỷ cương, đề cao trách nhiệm và làm tròn bổn phận nhằm phát dương chánh pháp, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc để chung tay xây dựng quê hương Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

“Đức phật đã dạy các đệ tử rằng: “Tri ân Tổ quốc là điều thiêng liêng nhất. Một người có lòng tri ân họ sẽ có tất cả; một người không có tâm tri ân, họ sẽ mất tất cả”. Ngày hôm nay, chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc nên chúng ta cần phải biết ơn, trân trọng biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc”, Thượng tọa Thích Bình Tâm nói.

Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại Đại lễ.

Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại Đại lễ.

Đến tham dự Đại lễ Phật đản, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã thay mặt lãnh đạo TP Cần Thơ gửi lời chúc đến các Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử luôn an lạc trong chánh pháp và đón một mùa Phật đản an vui, thắm tình đạo vị. Theo ông Trần Việt Trường, bên cạnh các thành tựu đạt được trong các mặt hoạt động đạo sự, các Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Phật giáo Cần Thơ luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng và tham gia tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, an sinh xã hội.

Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội được Liên Hiệp quốc công nhận là ngày lễ hội văn hoá tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội được Liên Hiệp quốc công nhận là ngày lễ hội văn hoá tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Qua đó, nhiều Tăng, Ni đã được tuyên dương, khen thưởng vì đã có nhiều đóng góp cho đạo pháp, dân tộc cũng như sự phát triển chung của quê hương, đất nước. “Nhân sự kiện trọng đại này, tôi mong rằng quý vị sẽ phát huy tốt hơn nữa truyền thống tốt đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc của đạo Phật; nguyện cầu cho chiến tranh kết thúc, hận thù tiêu tan; tinh tấn, tu tập, lan tỏa yêu thương; đoàn kết, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc đúng như tinh thần Thông điệp Đại lễ Phật đản của Đức Pháp chủ GHPG Việt Nam”, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Đọc thêm

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.