Cần Thơ: Dấu ấn bệnh viện “trăm tuổi” giữa lòng thành phố

Mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của BVĐK TP Cần Thơ. Đồng thời, tạo niềm tin vững chắc cho người dân Cần Thơ nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung an tâm khám, chữa bệnh
Mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của BVĐK TP Cần Thơ. Đồng thời, tạo niềm tin vững chắc cho người dân Cần Thơ nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung an tâm khám, chữa bệnh
(PLO) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử và một hành trình dài dựng xây,phát triển, đến nay Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh.

Nhìn vẻ ngoài khang trang, tiện nghi, trang thiết bị tân tiến hiện đại, ít ai biết rằng bệnh viện này đã tồn tại ngoài trăm năm. Mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của bệnh viện. Đồng thời, tạo niềm tin vững chắc cho người dân Cần Thơ nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung an tâm khám, chữa bệnh.

Một thế kỷ chăm lo sức khỏe người dân đồng bằng

Vào năm 1895, tại địa chỉ số 4, đường Châu Văn Liêm, phường An Lạc, quận Ninh Kiều hiện nay, bệnh viện trung tâm của tỉnh Phong Dinh (nay là TP Cần Thơ) được thành lập với tên gọi Bệnh viện Thủ khoa Nghĩa. Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 2,6ha, quy mô 200 giường bệnh. Đây là bệnh viện lớn nhất khu vực thời bấy giờ.

Lần theo lịch sử phát triển của vùng đất Cần Thơ, từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bệnh viện trải qua nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với các sự kiện chia tách địa giới hành chính. Các tên gọi được đổi lần lượt là BVĐK khu Tây Nam Bộ (1975), BVĐK Hậu Giang (1976), BVĐK Cần Thơ (1992)...

Lúc bấy giờ, BVĐK Cần Thơ đã đào tạo được lực lượng bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao nên thu hút rất đông bệnh nhân các tỉnh ĐBSCL đến điều trị. Số giường bệnh đã được nâng lên 600 giường nhưng vẫn luôn trong tình trạng quá tải. Công suất sử dụng giường bệnh có khi đạt mức 113%, số lượt người khám bệnh lên đến 148% chỉ tiêu kế hoạch.

Năm 2004, tỉnh Cần Thơ chia tách thành tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ - đô thị trực thuộc Trung ương. Theo đó, bệnh viện đổi tên thành BVĐK TP Cần Thơ. 

Giai đoạn đặt trụ sở tại 108 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh kiều (nay là trụ sở của Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ), bệnh viện vừa đóng vai trò là cơ sở khám chữa bệnh cho người dân quận Ninh Kiều vừa đảm nhiệm vai trò là bệnh viện tuyến đầu của TP Cần Thơ.

Với mong muốn có một bệnh viện khang trang, thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân xứng tầm với đô thị trung tâm ĐBSCL nên lãnh đạo ngành y tế đã đề xuất UBND TP Cần Thơ xây mới trên nền bệnh viện cũ (số 04, đường Châu Văn Liêm) với quy mô 500 giường. 

Nhìn lại những chặng đường đã đi qua, BSCKII Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách BVĐK TP Cần Thơ tự hào chia sẻ: “Mặc dù bệnh viện biết bao lần thay đổi tên gọi, di dời địa điểm cùng những khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với sự đồng lòng nhất trí của đại đa số cán bộ nhân viên, sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo Sở Y tế đến nay BV rất khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Qua đó, tạo được sự tin tưởng về trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ”.

Kỹ thuật hiện đại phải đến gần dân

Là bênh viện hạng I nên BVĐK TP Cần Thơ tiếp nhận và khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân trong thành phố và các tỉnh lân cận. Ý thức được tầm quan trọng đó, bệnh viện luôn tâm niệm “kỹ thuật mới, hiện đại cũng là để phục vụ người dân” nên có kỹ thuật nào mới là bệnh viện triển khai thực hiện để người dân tiếp cận và thụ hưởng phương pháp điều trị tối tân, hiện đại nhất.

Cận cảnh ca phẫu thuật tạo hình khí quản được đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm của BVĐK TP Cần Thơ thực hiện
Cận cảnh ca phẫu thuật tạo hình khí quản được đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm của BVĐK TP Cần Thơ thực hiện

Đến giữa năm 2014, khi chính thức dời về cơ sở mới, BV đã được đầu tư gói trang thiết bị hơn 22 triệu EURO (trong đó có 19,5 triệu EURO từ vốn ODA của chính phủ Pháp) phục vụ công tác khám chữa bệnh. BSCKII Trần Văn Thường, Trưởng khoa Khám bệnh bộc bạch: “Điều kiện cơ sở mới thì công tác tổ chức khám bệnh ở khoa tiện nghi hơn, nhiều phòng khám hơn, sạch sẽ hơn, bệnh nhân được bắt số tự động và được chọn cả bác sĩ khám theo yêu cầu nên cũng sẽ hài lòng hơn”. 

Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của các thầy ở bệnh viện tuyến Trung ương mà Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ đã thực hiện và làm chủ được nhiều kỹ thuật khó như đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, phẫu thuật tim hở, tim mạch can thiệp, kỹ thuật về mạch máu não - thần kinh, điều trị lõm ngực bẩm sinh, phẫu thuật hẹp ống sống, thay khớp háng, kỹ thuật vi phẫu… Nhiều kỹ thuật đã triển khai và trở nên phổ biến. Rất nhiều ca bệnh khó, bệnh nặng cứ nghĩ phải chuyển lên tuyến trên nhưng nay đã được điều trị tốt tại bệnh viện.

Đơn cử bệnh nhân Trần Văn Hùng, quê ở Thốt Nốt suốt 3 năm ròng đau đớn vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Điều trị miệt mài tại nhiều BV khác nhau nhưng hy vọng chữa khỏi rất mong manh. Đến khi cơn đau tái phát dữ dội, không thể cử động được, người nhà đưa ông vào Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ. Sau khi khám và hội chẩn, bệnh nhân đã được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật vi phẫu. Ca mổ kéo dài suốt 2,5 giờ và điều mà thân nhân người bệnh không thể ngờ là sau hơn một tuần, ông Hùng đã tự ngồi dậy, đi đứng bình thường. 

Được đào tạo bài bản, đội ngũ y bác sĩ vững vàng thực hiện những kỹ thuật khó, chuyên sâu, tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến đã giảm mạnh. Đồng thời, sự hài lòng của người bệnh nâng cao một cách rõ rệt. 

Nói về vấn đề nguồn nhân lực của bệnh viện, BSCKII Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách BVĐK TP Cần Thơ cho biết: “Nhận thấy phát triển nguồn nhân lực là vấn đề then chốt cho sự phát triển của bệnh viện nên bệnh viện có nhiều chính sách thu hút cán bộ có năng lực chuyên môn cao.

Hàng năm, bệnh viện xây dựng kế hoạch đào tạo và luân phiên cử y, bác sĩ đi học nâng cao trình độ chuyên môn tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tiếp nhận chuyển giao chuyên môn kỹ thuật tại chỗ từ Trung ương, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt, khuyến khích bác sĩ đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiên cứu sinh, cao học, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ chuyên khoa I, điều dưỡng học lên đại học”.

Con đường hành y chữa bệnh cứu người là nghĩa vụ quan trọng và thiêng liêng xã hội giao cho các bệnh viện. Vì vậy, trong quá trình phát triển vận hành cần chú trọng đến chất lượng khám chữa bệnh mà quan trọng hơn cả là phát triển BV theo hướng vững chắc hơn. Trong thời kỳ kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc như hiện nay nếu không phát triển sẽ bị đào thải.

Chính vì vậy, BVĐK TP Cần Thơ luôn thay đổi và cải tiến mọi mặt hướng đến chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bệnh viện luôn đặt hiệu quả khám, chữa bệnh, tinh thần tận tâm phục vụ bệnh nhân lên hàng đầu. Không còn điều gì vui hơn khi mà người dân được thụ hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất ngay trên quê hương mình.  

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.