Cần thay đổi nhận thức về việc đối xử với động vật

Gấu Nhí Nhố - gương mặt đại diện của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. (Nguồn ảnh: Four Paws)
Gấu Nhí Nhố - gương mặt đại diện của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. (Nguồn ảnh: Four Paws)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở Việt Nam, mật gấu đã có lịch sử 3.000 năm được chích hút và sử dụng như một bài thuốc trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu hướng đến các phương pháp điều trị bệnh không dùng động vật, dẫn đến nhu cầu về mật gấu giảm mạnh. Nhưng vẫn còn đó câu chuyện buồn của những chú gấu còn lại đang ngày đêm ngóng chờ sự tự do sau song sắt.

Những chú gấu buồn

Theo thông tin từ Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu Four Paws, Four Paws cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa cái, được đặt tên là Na, từ một trại nuôi nhốt tư nhân từ TP HCM, Việt Nam vào ngày giữa tháng 10 vừa qua.

Được biết, trong khoảng 20 năm, cá thể gấu này phải sống trong tình trạng nuôi nhốt, tại một trại nuôi và thiếu ánh sáng. Gấu Na là cá thể gấu cuối cùng còn sống sót tại trại nuôi nhốt này, sau khi một cá thể gấu qua đời vài tháng trước.

Bên cạnh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, mắt trái của gấu Na có khả năng cao sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ do bệnh tăng nhãn áp. Sau nhiều tháng phối hợp chặt chẽ giữa Cục Kiểm lâm, chủ gấu và Four Paws, các thủ tục chuyển giao đã được hoàn thiện, sẵn sàng cho chuyến cứu hộ. Ngay sau đó, chuyến cứu hộ đã diễn ra dưới sự chứng kiến của các bên liên quan vào ngày 17/10.

Trước chuyến cứu hộ, bác sĩ thú y của Four Paws đã đến thăm khám cho gấu Na, khi đó đang trong tình trạng suy yếu. Sau chuyến thăm khám, gấu Na đã được cung cấp thuốc men cần thiết; đồng thời, bác sĩ cũng đã hướng dẫn chủ gấu cách chăm sóc gấu Na cho đến khi các thủ tục hoàn thiện và gấu Na được đưa về Cơ sở bảo tồn.

Gấu Na trước khi cứu hộ - phần chi nứt nẻ do nuôi nhốt 20 năm. (Nguồn ảnh: Four Paws)

Gấu Na trước khi cứu hộ - phần chi nứt nẻ do nuôi nhốt 20 năm. (Nguồn ảnh: Four Paws)

Lesley Halter-Gölkel, bác sĩ thú y tại Bear Sanctuary Ninh Bình cho biết: “Gấu Na trông buồn chán và thiếu sức sống, có biểu hiện cam chịu số phận đáng buồn của mình. Ở gấu Na có nhiều vấn đề nghiêm trọng thường thấy ở gấu từng bị lấy mật, như viêm xương khớp mãn tính, răng miệng, gan và tim. Chúng tôi cũng nghi ngờ gấu Na bị tăng nhãn áp ở mắt trái - một căn bệnh gây ra nhiều đau đớn. Có thể do vậy mà gấu Na đã chà xát và gây rụng hết lông ở bên mắt đó. Chúng tôi sẽ thực hiện chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Hầu hết răng của gấu Na sẽ cần phải loại bỏ do bị gãy và nhiễm trùng, có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh thoái hóa tim. Đến nay gấu Na đã an toàn và được chăm sóc tại Cơ sở, chúng tôi sẽ bảo đảm gấu Na được điều trị cần thiết”.

Sau hành trình kéo dài 2 ngày, cá thể gấu đã được chuyển tới mái nhà an toàn Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, một dự án của Four Paws. Cuối cùng gấu Na cũng được cứu hộ và nhận được sự chăm sóc cần thiết. Ngay khi về đến Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, gấu Na được thăm khám y tế và chắc chắn sẽ có những thay đổi tích cực về thể chất và phúc lợi.

Tuy nhiên, không phải cá thể gấu nào cũng có được cơ hội thứ hai. Đầu tháng 9 vừa qua, Four Paws đã tổ chức một chuyến cứu hộ khẩn cấp một cá thể gấu mang nhiều vấn đề nghiêm trọng trong một trại nuôi nhốt tư nhân tại tỉnh Hải Dương. Sau nhiều giờ liên tục và các nỗ lực can thiệp y tế của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, cá thể gấu Khánh đã không qua khỏi. Trong những giờ ít ỏi cuối đời, đội cứu hộ đã cung cấp thuốc giảm đau cho gấu Khánh, giúp cá thể gấu này giảm bớt đau đớn trước lúc ra đi.

Tăng cường công tác vận động chấm dứt nuôi nhốt gấu tư nhân

Gấu Na từ nay đã hết cuộc đời buồn. (Nguồn ảnh: Four Paws)

Gấu Na từ nay đã hết cuộc đời buồn. (Nguồn ảnh: Four Paws)

Ở Việt Nam, mật gấu đã có lịch sử 3.000 năm được chích hút và sử dụng như một bài thuốc trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu hướng đến các phương pháp điều trị bệnh không dùng động vật, bao gồm cả thảo dược và hợp chất tổng hợp nhân tạo thay thế, dẫn đến nhu cầu về mật gấu giảm mạnh.

Kể từ năm 2005, toàn bộ các cá thể gấu trong các trại nuôi nhốt tư nhân đã được đăng ký và gắn chip quản lý, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán, vận chuyển hoặc hút mật. Sau nhiều nỗ lực, số lượng gấu bị nuôi nhốt trong trại tư nhân giảm đáng kể từ 4.300 cá thể còn 225 cá thể tính đến tháng 7/2023. Đến nay, 45 trong số 63 tỉnh không còn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các cơ sở tư nhân.

“Chúng ta cần học cách thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Nếu các chủ gấu được chứng kiến cách bảo đảm phúc lợi cho động vật hoang dã theo tiêu chuẩn quốc tế, những gì họ chưa từng thấy trong hơn 20 năm qua, tôi tin rằng chúng ta có thể sớm chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu trong các trại nuôi nhốt tư nhân, cứu hộ và đem lại phúc lợi tốt nhất cho 224 cá thể gấu còn lại đang phải sống trong điều kiện nuôi nhốt tồi tệ. Hành trình này không phải xuất phát từ những yêu cầu cứu hộ gấu mà từ việc thay đổi nhận thức về việc đối xử với động vật, sửa chữa những sai lầm của mình dù có là sau 20 năm đi chăng nữa. Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với những chủ gấu tự nguyện chuyển giao gấu về những khu bảo tồn với môi trường sống phù hợp với loài. Chúng tôi cũng biết ơn những chủ gấu đã thay đổi và quyết định đem lại một cuộc đời tốt đẹp hơn cho các cá thể gấu” - bà Tạ Lan Anh, Quản lí Dự án Cứu hộ và Vận động vì Động vật hoang dã của Four Paws tại Việt Nam Hà Nội cho biết.

Những chú gấu hạnh phúc tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Nguồn Four Paws.

Những chú gấu hạnh phúc tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Nguồn Four Paws.

Gấu ngựa châu Á là loài bản địa của Việt Nam và hiện đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do vấn nạn săn bắt và vận chuyển động vật hoang dã trái phép vẫn diễn ra do vẫn còn nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Câu chuyện về gấu Na, gấu Khánh là hồi chuông báo động về những cá thể gấu còn chịu đau đớn trong các trại nuôi nhốt tồi tệ và đôi khi, không phải sự hỗ trợ nào cũng đến kịp thời khiến bao cá thể đã chết đau đớn, cô độc.

Có một điều đáng buồn là Thủ đô Hà Nội hiện là “điểm nóng” về nuôi gấu, với 115 cá thể đang sống trong điều kiện tồi tệ tại 22 trang trại. Điều này cho thấy sự cấp thiết trong việc tăng cường công tác vận động chấm dứt nuôi nhốt gấu tư nhân. Từ thực tế này, Four Paws khẩn thiết kêu gọi các cơ quan chức năng tại tất cả các tỉnh, thành hành động để đóng cửa toàn bộ trang trại nuôi gấu tư nhân và chấm dứt những đau khổ đang giày vò các cá thể gấu.

Ở Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình những chú gấu được đặt những cái tên rất lạ: Hai Chân, Thái Vân, Thái Giang, Húng, Thơm, Thì Là, May, Mi, Tam… Những cái tên ấy chính là cuộc đời, là quá khứ của chúng. Hai Chân là tên gọi mà các nhân viên cứu hộ của Four Paws đặt cho một gấu ngựa cái. Đó là một trong ba con gấu đầu tiên được đưa về Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình từ một trại nuôi gấu lấy mật ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình vào cuối năm 2017. Sở dĩ có cái tên Hai Chân bởi con gấu này đã bị mất 2 chi trước, mà nguyên nhân rất có thể là do bị sập bẫy hoặc bị con người tàn nhẫn cắt đi để phục vụ nhu cầu về súp tay gấu, rượu tay gấu. Trước đó, Hai Chân đã bị tù đày nhiều năm liền trong một cũi sắt chật hẹp, gỉ sét, tù túng, thiếu ánh sáng.

Do sống trong môi trường tồi tệ, chế độ ăn không cân đối, thường xuyên bị gây mê, chích hút mật nên Hai Chân gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, gan, mật bị thương tổn. Nhưng thời gian sau đó, Hai Chân đã khiến tất cả mọi người ở Trung tâm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nó có thể trèo lên sàn cao để chơi, vẫn có thể bơi và đi khám phá toàn khu bán hoang dã… Chính những điều này mà Trung tâm đã quyết định đổi tên Hai Chân thành Nhí Nhố để xóa đi quá khứ đau thương của nó.

Từ 2017 đến nay, Four Paws đã và đang nỗ lực cứu hộ gấu khỏi tình trạng nuôi nhốt tồi tệ. Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình với cơ sở vật chất và môi trường phù hợp với loài là một trong số những nỗ lực của Four Paws trong việc hỗ trợ chính phủ Việt Nam chấm dứt nạn nuôi gấu ở Việt Nam. Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình hiện không chỉ là mái nhà an toàn, phù hợp với loài cho 45 cá thể gấu từng bị nuôi nhốt trong điều kiện tồi tàn hoặc là nạn nhân của những vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, mà còn là trung tâm giáo dục về bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Đọc thêm

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.