Cần thận trọng với phương pháp nuôi dạy con trên mạng

Nhiều phương pháp dạy trẻ thiếu căn cứ khoa học được lan truyền trên mạng. (Nguồn: A.T)
Nhiều phương pháp dạy trẻ thiếu căn cứ khoa học được lan truyền trên mạng. (Nguồn: A.T)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã tận dụng mạng xã hội như một kênh thông tin hiệu quả để tham khảo về các phương pháp nuôi, dạy con, áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự áp dụng thiếu hiểu biết của nhiều phụ huynh đã để lại hệ quả không hay cho con trẻ.

Loay hoay giữa “ma trận” dạy con

Học theo một phương pháp cho con ăn dặm trên mạng bằng cách để con tự chọn món ăn, chị T.H.K.L, 28 tuổi, ngụ Bình Hưng Hòa TP Hồ Chí Minh đã quyết định không ép buộc con trai phải ăn theo giờ, theo bữa như các bà mẹ khác. Đến giờ ăn, chị bày các món ăn ra mâm, con tự lựa chọn ăn hoặc không ăn, ăn món nào...

Khi gia đình có ý kiến, chị L nhất định làm theo ý mình, cho biết là theo phương pháp nói trên trẻ sẽ có tâm lý thoải mái với việc ăn uống, tự do phát triển bản thân... Cậu con trai hơn 8 tháng tuổi đến bữa ăn không bị ép ăn, dùng tay bốc vài món mình thích bỏ vào miệng, đến khi lưng lửng bụng rồi thôi... Cứ thế, một thời gian, cậu bé ngày càng ốm yếu, còi cọc. Khi đi khám, bác sĩ nói con chị bị suy dinh dưỡng.

Một trường hợp khác, chị L.V.A ở Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh học theo một phương pháp cho con ăn trên mạng bằng cách “để cho con thật đói và tự ăn”. Tuy nhiên, con gái chị A lại biếng ăn từ nhỏ, cháu bé thà chịu đói lả đi chứ không ăn, vài lần như vậy, cháu bé khóc đến lên cơn co giật, suýt phải đưa đi cấp cứu, chị A mới từ bỏ phương pháp nói trên.

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều phương pháp cho con ăn, nuôi dạy con, chăm sóc sức khỏe cho con... Bên cạnh các phương pháp đã trở thành trường phái toàn cầu được các nhà giáo dục châu Âu, Mỹ, Nhật... sáng lập, còn có những phương pháp theo lối “truyền miệng” do các Youtuber, Tiktoker chia sẻ, hoặc một số bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quá trình nuôi dạy con.

Không thể phủ nhận, những kiến thức này có thể dùng để tham khảo và có một số kinh nghiệm hợp lý, xác đáng, nhưng bên cạnh đó, không ít “chuyên gia tự phong” đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch, phản khoa học. Đơn cử, một số “chuyên gia” lan truyền các phương pháp giáo dục con lạ lùng như “để trẻ phát triển tự nhiên không can thiệp” hay “dạy con theo nhân quả báo ứng”...

Mạng xã hội cũng xuất hiện hàng loạt hội, nhóm lập ra để chia sẻ kiến thức liên quan đến nuôi con, trong đó, bên cạnh các phụ huynh có nhu cầu giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực sự, còn có một số đối tượng lợi dụng sự tin tưởng của đám đông để tuyên truyền các kiến thức lệch lạc, cực đoan như sinh con, nuôi con thuận tự nhiên, tự chữa bệnh cho con tại nhà, dạy con tốt không cần đến thầy cô và trường học...

Cha mẹ cần chọn lọc thông tin

Theo các chuyên gia giáo dục, một trong những vấn đề lớn nhất khi cha mẹ tham khảo mạng xã hội để nuôi dạy con là nguy cơ nhận phải thông tin sai lệch. Trên mạng có rất nhiều người tự xưng là chuyên gia, nhưng thực tế họ không có bằng cấp hay kinh nghiệm chuyên môn cần thiết. Những lời khuyên thiếu căn cứ khoa học có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, một trường hợp phổ biến là khi trẻ bị bệnh hoặc có các vấn đề về sức khỏe, nhiều cha mẹ lên mạng để tìm kiếm hướng dẫn điều trị thay vì đưa con đến chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Điều này rất nguy hiểm vì không phải tất cả các triệu chứng đều có thể được chẩn đoán chính xác qua mạng, việc tự điều trị dựa trên những thông tin sai có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, đã có những trường hợp trẻ phải cấp cứu, để lại di chứng, thậm chí tử vong vì cha mẹ học theo cách chữa bệnh cho con trên mạng.

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Nga, mạng xã hội thường tạo ra một hình ảnh lý tưởng về cách nuôi dạy con cái, khiến nhiều cha mẹ cảm thấy áp lực phải theo kịp và vô hình áp đặt tiêu chuẩn này lên con, tạo áp lực cho con trong quá trình nuôi dạy.

Khi tham khảo mạng xã hội trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ cần giữ sự tỉnh táo và hiểu biết nhất định để chọn lọc thông tin đúng đắn. Mỗi một đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và không có phương pháp nuôi dạy nào là hoàn hảo cho tất cả.

Quan trọng nhất trong nuôi dạy con vẫn là lắng nghe, quan sát và hiểu rõ con mình để có một phương pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình, với cá tính, thể chất, nhu cầu... của từng đứa trẻ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Đọc thêm

Đợt rét này kéo dài ở miền Bắc đến ngày nào?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do tác động của không khí lạnh, ngày 30/3-4/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng phía Đông Bắc Bộ gần sáng 30/3 -1/4, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời rét. Từ ngày 3/4 trở đi, tại Bắc Bộ đêm và sáng trời rét...

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.