Tuy vẫn nhìn tốt nhưng gần đây, mỗi lần đưa tay lên dụi mắt là Công lại thấy có tiếng “lọc xọc” như khi người ta bóp vào một quả bóng chứa nước.
Anh Công 29 tuổi, (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) là kỹ sư tin học. Công việc của anh hằng ngày là liên tục phải ngồi trước máy tính, nhiều khi là cả buổi mấy tiếng đồng hồ không hề rời mắt khỏi màn hình. Tuy cả anh Công và Hải đều có hiện tượng mắt phát ra tiếng kêu khi đưa tay lên dụi nhưng qua thăm khám cụ thể, bác sĩ Hưng phát hiện họ mắc các bệnh khác nhau. Anh Công bị khô mắt do dùng máy tính quá nhiều. Nước mắt (được tiết ra từ một số tuyến tại mi và kết mạc) có tác dụng bôi trơn và bảo vệ mắt, lọc, chống bụi bẩn xâm hại vào mắt. Khi tuyến này bị giảm về chất lượng hoặc số lượng, mắt sẽ khô, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật vướng trong mắt, thỉnh thoảng thấy hình ảnh bị mờ đi, ngứa, mỏi mắt và nặng ở mi mắt, buổi sáng thức dậy thấy có nhiều rỉ mắt. Nếu tình trạng nặng, người bệnh có thể thấy rõ cảm giác nóng rát ở mắt, đau mỗi khi chớp mắt. Càng dễ nhận ra các biểu hiện này khi đi ngoài đường, đọc sách, nhìn chăm chú vào màn hình vi tính lâu hay ở trong phòng có bật điều hoà... vì những lúc này mắt ít chớp, nước mắt bị bay hơi nhanh. Theo Báo Đất Việt
Lo lắng vì tiếng kêu lạ
Trong khi đa số đồng nghiệp đều bị cận thị, Công tự tin là mắt anh vẫn nhìn bình thường. Tuy nhiên thời gian gần đây, mỗi lần đưa tay lên dụi mắt, anh lại thấy có tiếng kêu “lọc xọc” phát ra như khi người ta bóp vào một quả bóng chứa nước. Ngoài hiện tượng này, anh chưa thấy có triệu chứng nào khác lạ. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến anh lo lắng không hiểu có phải mình đang mắc bệnh gì về mắt hay không.
Tương tự, Thu Hải, 22 tuổi, đang là sinh viên, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng để ý thấy một bên mắt phát ra tiếng kêu lạ mỗi khi dụi mắt. Cô cũng có cảm giác hơi cộm cộm mắt mỗi khi chớp nhưng soi gương nhìn kỹ thì không thấy có bụi. Lúc đầu, Hải nghỉ do mình bị cận lâu ngày nên mới có hiện tượng này, vì cô đã phải đeo kính cận từ năm học lớp 8. Tuy nhiên khi cô hỏi những người bạn khác có thời gian đeo kính tương đương, họ nói không hề có tiếng kêu “cọt kẹt” lạ lùng như thế.
Nhỏ nước mắt nhân tạo sẽ khắc phục được tình trạng khô mắt.
Ảnh: Inmagine.
Theo bác sĩ Phan Thanh Hưng, chủ nhiệm phòng khám chuyên khoa mắt Linh Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội), nếu chỉ riêng biểu hiện có tiếng kêu phát ra khi dụi mắt thì chưa thể khẳng định chính xác ngay được là có bệnh gì. Bác sĩ cần thăm khám cụ thể mới kết luận được. Tuy nhiên, nếu đã có tiếng kêu “lạ” như vậy chứng tỏ ở mắt đúng là có vấn đề. Về hiện tượng này, có thể tính đến hai lý do là mắt bị khô hoặc bị đóng cặn canxi (hay còn gọi là vôi hoá). Chỉ có một số rất ít người không hề có bệnh gì mà cấu trúc kết mạc mắt tự nhiên như vậy, trường hợp này sẽ thấy ngay từ khi còn bé.
Nguy hiểm nếu không đi khám
Khô mắt tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không được điều trị, bệnh nặng thêm có thể gây tổn thương giác mạc, mắt dễ bị viêm, nhiễm khuẩn. Anh Công chỉ bị khô mắt nhẹ nên việc điều trị đơn giản, chỉ cần nhỏ nước mắt nhân tạo có bán phổ biến tại các nhà thuốc và “tập thể dục” cho mắt bằng cách chớp liên tục, nếu làm việc liên tục với máy tính thì thỉnh thoảng nhắm mắt lại trong vài chục giây. Tuyệt đối không nên dùng tay dụi mắt vì có thể làm tổn thương đến mắt.
Khác với anh Công, tiếng kêu lạ trong mắt của Hải lại là do canxi lắng đọng thành những hạt nhỏ li ti, bám ở mi mắt. Các hạt cặn này xuất hiện nay không là tùy cơ địa của từng người. Cặn canxi có thể lắng đọng ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể nhưng ở mắt là dễ nhận thấy nhất vì độ nhạy cảm gần như tuyệt đối của nó. Khi những hạt cặn này còn rất nhỏ và ít, nó có thể “ẩn mình” trong lớp màng mỏng của mi trong nên bệnh nhân không cảm nhận được. Khi cặn tăng lên, họ sẽ thấy cộm trong mắt như có bụi mặc dù nếu tự soi mắt, sẽ khó nhìn thấy những hạt cặn này.
Chính vì thế nên nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ là bị bụi vướng vào mắt nên cứ cố chịu đựng, không đi khám. Đến khi các hạt cặn canxi lớn lên, chúng sẽ chèn ép giác mạc, gây tổn thương giác mạc và thậm chí có thể dẫn đến loạn thị. Lúc này, quá trình điều trị sẽ khá phức tạp. Còn nếu điều trị sớm, bác sĩ chỉ cần gây tê nhẹ ở mắt và dùng y cụ nhẹ nhàng gắp chúng ra.
Bác sĩ Hưng lưu ý, vì có nguyên nhân do cơ địa nên cặn canxi thường hay tái phát. Người đã bị một lần nên chú ý đi khám mắt theo định kỳ để phát hiện và lấy cặn ra sớm.