Cận Tết lại tăng nhiều ca ngộ độc vì uống nhầm... thuốc chuột

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, hầu như tuần nào, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cũng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt chuột.

Trường hợp đầu tiên là bà P.T.H. Sau khi xuất hiện tình trạng khó chịu, đau bụng, buồn nôn, bà H., được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ngay trong đêm để thăm khám.

Bà H. cho biết, vào 10h hôm đó có uống nhầm thứ bột màu xanh do để lẫn với đồ ăn. Tuy nhiên, sau khi uống xong thấy không có triệu chứng gì nên bệnh nhân đi ngủ và không báo cho gia đình biết. Các triệu chứng bất thường chỉ bắt đầu xuất hiện vào tối cùng ngày.

Ngay lập tức tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định, bệnh nhân được xử trí rửa dạ dày, uống than hoạt tính, sorbitol sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Theo các bác sĩ, qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột wafarin, có tình trạng rối loạn đông máu nặng. Mặc dù vậy, thời điểm nhập viện, bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không có tình trạng chảy máu ngoài, da và niêm mạc hồng, tổ chức dưới da không phù, không xuất huyết.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam ở Hải Dương, sau khi uống nhầm thuốc diệt chuột, bệnh nhân không thấy xuất hiện triệu chứng lâm sàng nên chủ quan không đến bệnh viện. Phải 2 ngày sau, bệnh nhân mới xuất hiện triệu chứng và được gia đình đưa vào bệnh viện ở Hải Dương. Qua thăm khám, bệnh nhân được xác định rối loạn đông máu rất nặng, phải truyền cả máu và thuốc, sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Thời gian vừa qua, gần như tuần nào, Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt chuột. Điều đáng nói là hầu hết các bệnh nhân đều nhập viện sau nhiều giờ đồng hồ, thậm chí là nhiều ngày sau khi uống thuốc diệt chuột, làm lỡ đi thời gian vàng để chữa trị.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất diệt chuột. Các loại thuốc diệt chuột trước đây thường gây co giật, rối loạn nhịp tim rồi dẫn đến tử vong và hiện đã bị cấm. Loại thuốc diệt chuột phổ biến hiện nay, vẫn được quảng cáo là thuốc diệt chuột "sinh học", lại gây rối loạn đông máu. Khi uống vào không gây biểu hiện ngay mà tác động âm thầm. Do đó, rất khó để phát hiện sớm tình trạng ngộ độc thuốc diệt chuột.

Đáng nói, theo BS Nguyên, các hóa chất trong thuốc diệt chuột có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân một thời gian rất dài, từ vài tháng đến cả năm trời. Các chất độc này có thể gây chảy máu bất kì lúc nào. Do đó, bệnh nhân vẫn phải duy trì thuốc giải độc trong thời gian dài và tái khám rất nhiều lần.

"Có nhiều trường hợp chủ quan, sau khi điều trị ổn định đã bỏ thuốc và sau đó lại bị chảy máu nội tạng do chất độc chưa được đào thải hết và phải quay lại bệnh viện. Có thể thấy, việc ngộ độc thuốc diệt chuột nguy hiểm và dai dẳng, kéo dài. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cả công việc của bệnh nhân", BS Nguyên nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.