Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hồ Hồng Hải cho biết, đi cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các sản phẩm đồ uống có đường (ĐUCĐ) ngày càng phổ biến trên thị trường, mức tiêu thụ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở trẻ em và vị thành niên. Việc sử dụng ĐUCĐ không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em do làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong.

Ông Hồ Hồng Hải hy vọng, qua trình bày của các chuyên gia tại Hội thảo, các phóng viên, biên tập viên sẽ cập nhật được thông tin, kiến thức mới liên quan đến tác hại của ĐUCĐ, hệ lụy đối với sức khỏe và biện pháp kiểm soát tiêu dùng sản phẩm này, từ đó tuyên truyền, giúp nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong việc sử dụng ĐUCĐ, giúp phòng, chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm.

Theo TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, bằng chứng toàn cầu cho thấy rằng tiêu thụ ĐUCĐ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và sâu răng. Chúng cũng góp phần khiến mọi người thừa cân và béo phì. Tất cả những điều này là những vấn đề sức khỏe quan trọng, có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư. Riêng ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều ĐUCĐ hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít ĐUCĐ mỗi tuần. Bởi thế, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh , đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Tại các TP, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng thông tin, hiện nay tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa, tim mạch đang gia tăng. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, năm 2015, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Sử dụng ĐUCĐ không hợp lý là một nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Tăng tiêu thụ ĐUCĐ sẽ dẫn đến tăng năng lượng nạp vào (năng lượng rỗng) gây thừa cân, béo phì.

Cần nhiều giải pháp giảm tác hại

TS Angela Pratt nhấn mạnh, WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ “đường tự do” - có thể coi là bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, nhưng lý tưởng là dưới 5%. Tức là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình và dưới 12 - 25 gram mỗi ngày với trẻ em, trong khi 1 lon coca cola thông thường sẽ chứa khoảng 36 gram đường. Vì vậy, chúng ta cần có hành động kịp thời và quyết đoán để đảo ngược những xu hướng này.

Bà Pratt cho biết, trên khắp thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ ĐUCĐ là tăng thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn - rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ ĐUCĐ. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.

Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế ĐUCĐ trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, bà Pratt mong muốn, truyền thông đại chúng có thể làm tăng kiến thức về sức khỏe của mọi người và giúp họ suy nghĩ, nhận thức đúng đắn hơn về những gì họ đang uống, có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn về đồ uống để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Đồng tình với giải pháp tăng thuế, ThS Nguyễn Thị Thùy Duyên - Trường Đại học Y tế cộng đồng cũng cho rằng, bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%.Tăng thuế sẽ tác động đến tăng giá qua đó tác động đến hành vi tiêu thụ, gánh nặng sức khỏe và kinh tế xã hội sẽ thay đổi tương đương với mức tăng giá bán lẻ. Nếu mức tăng giá 5% đem lại sự thay đổi không đáng kể thì tăng giá ở mức 20% có thể đem lại sự thay đổi tích cực cho cho tình trạng béo phì ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia thường áp dụng thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường khá nhiều ưu điểm so sánh với loại thuế khác. Loại thuế này có tác động trực tiếp đến các sản phẩm có hàm lượng đường cao khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít đường hơn. Giải pháp này mở đường cho nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường hơn.

Còn PGS Trương Tuyết Mai khuyến cáo, nên sử dụng nước lọc, nước không đường thay cho các loại nước ngọt; hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn …) và ĐUCĐ (bao gồm nước ngọt, trà, cà phê hòa tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, siro…; hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác. Bên cạnh đó, cần chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc ĐUCĐ nhỏ hơn và giảm dần số lượng. Người dân nên ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô; đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn; không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.

ĐUCĐ là đồ uống có chứa đường tự do, có thể là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả, hoặc dạng cô đặc hay dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường.

Đọc thêm

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tiền điện tại Thái Nguyên

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tiền điện tại Thái Nguyên
(PLVN) - Công ty Điện lực Thái Nguyên phát đi thông báo về tình trạng xuất hiện đối tượng xấu, lừa đảo người dân bằng cách giả danh nhân viên ngành điện thu tiền trực tiếp tại nhà người dân hoặc gửi tin nhắn, gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân nếu không sẽ bị cắt điện.

Cần tỉnh táo trước hàng hóa “mạo danh” hữu cơ

 Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua hàng organic, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình. (Ảnh minh họa: TPNS)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các thương hiệu thực phẩm sạch nổi tiếng, còn đó rất nhiều nhãn hàng mạo danh hữu cơ gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Cẩn trọng khi sử dụng dịch vụ du lịch trên nền tảng số

 Du khách chỉ nên đặt dịch vụ qua các kênh thông tin chính thức của đơn vị kinh doanh được cấp phép hoặc qua các nền tảng có uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn hơn một tháng nữa, Việt Nam sẽ bước vào mùa du lịch hè. Đây là thời gian các điểm đến du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Những app du lịch, trang web, fanpage trên Facebook hiện đang là lựa chọn để nhiều khách du lịch tham khảo đặt phòng, mua combo, săn vé máy bay giá rẻ.

Nghi 1 Công ty sản xuất thuốc, thức ăn nuôi trồng thủy sản giả ở An Giang

Các thiết bị cùng sản phẩm tạm giữ tại Công ty TNHH NUTRITION GOODLIFE Việt Nam.
(PLVN) - Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang chủ trì phối hợp cùng các ngành chức năng mới kiểm tra, phát hiện, thu giữ số lượng lớn thuốc, thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản nghi kém chất lượng và giả, trên địa bàn phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết có thể bị phạt tù

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình ngày 15/1 phát hiện, thu giữ gần 1 tấn bánh các loại nhập lậu. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết, tuỳ thiệt hại gây ra, có thể bị phạt cao nhất 100 triệu đồng và phạt tù chung thân.

Cuối năm cảnh giác 'bẫy lừa' giả danh nhân viên giao hàng

.
(PLVN) - Cận Tết là thời điểm nhu cầu mua sắm online và giao nhận hàng hóa tăng cao. Lợi dụng sự bận rộn và tâm lý chủ quan của người dân, các đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu trò giả mạo nhân viên giao hàng (shipper) để chiếm đoạt tài sản.

Chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về lừa đảo cận Tết

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetwork. (Ảnh minh họa: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) cảnh báo: “Vừa qua, hàng loạt người dùng chia sẻ về cảnh báo quét mã QR (khi thanh toán trực tuyến) hay sao chép số tài khoản có thể khiến điện thoại bị treo, tài khoản bị mất tiền... đây là tin giả”.

Thu hồi kem mờ vết nám dưỡng da chống nắng Sứ Tiên

Thu hồi kem mờ vết nám dưỡng da chống nắng Sứ Tiên
(PLVN) - Ngày 8/1/2025, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 54/QLD-MP về việc  đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm kem mờ vết nám dưỡng da chống nắng - Nhãn hàng: Sứ Tiên.

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết

Bánh kẹo màu sắc lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán tràn lan trên thị trường. (Ảnh: NM)
(PLVN) - Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, nhưng cùng với đó là nguy cơ thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Từ các chợ tự phát đến các sạp hàng online, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, hoặc không bảo đảm vệ sinh vẫn được bày bán công khai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối

Phát hiện xe tải vận chuyển gần 10 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối
(PLVN) -Ngày 30/12, Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục điều tra và lấy lời khai từ những người liên quan để làm rõ vụ việc vận chuyển hơn 8,5 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, đang trong quá trình vận chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Chuyên gia cảnh báo bùng nổ 'bẫy' lừa đảo trực tuyến AI năm 2025

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam năm 2024. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ.