Cần sa được bày bán hợp pháp tại Colorado, Mỹ

Cần sa được bày bán hợp pháp tại Colorado, Mỹ
(PLO) - Bang Colorado trở thành bang đầu tiên trong lịch sử Mỹ cho phép các cửa hàng bán cần sa từ ngày 1/1/2014.
Cựu binh Sean Azzariti được chọn là một trong những người đầu tiên được mua cần sa tại Trung tâm cần sa 3D ở trung tâm thành phố Denver vì ông từng là một lính thủy đánh bộ trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006 và hiện đang mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương sau 2 lần tham chiến tại Iraq. Azzariti cho hay, ông không thể mua cần sa nhằm mục đích y khoa ở Colorado vì chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương không nằm trong số các bệnh được phép mua cần sa. 
“Đây là thứ mà chúng tôi đã đấu tranh kịch liệt trong vài năm vừa qua” – ông Azzariti nói về việc sửa đổi hiến pháp đã được cử tri bỏ phiếu ủng hộ vào năm 2012 để Colorado trở thành bang đầu tiên tại Mỹ mở các cửa hàng bán cần sa cho mục đích tiêu khiển cho những người từ 21 tuổi trở lên. Trước đây, Colorado đã cho phép sử dụng cần sa để chữa bệnh nhưng đây là lần đầu tiên việc bán cần sa nhằm mục đích tiêu khiển được áp dụng.
Tại một số cửa hàng bán cần sa ở Denver, sau khi mở cửa 3, 4 tiếng đồng hồ vẫn có khoảng 100 người xếp hàng ở trước cửa hàng trong thời tiết giá lạnh để chờ đến lượt.
Theo ghi nhận của phóng viên hãng tin CNN, những người xếp hàng có đủ cả người trẻ, người già, nam giới và nữ giới nhưng những khách hàng đến mua cần sa trong ngày 1/1 chủ yếu là những người trong độ tuổi 20, 30. Bên cạnh đó, mặc dù việc mua cần sa nhằm mục đích giải trí hiện đã trở thành hợp pháp nhưng một số người mua vẫn từ chối cung cấp tên thật. 
Phản ứng trái chiều 
Theo luật mới được áp dụng tại Colorado, cần sa sẽ được bán như rượu. Cư dân của Colorado có thể mua một ounce (khoảng 28g) cần sa trong khi những người không sống ở bang này có thể mua 7g. Khi hút cần sa ở nhà riêng, những người hút cần được sự đồng ý của chủ nhà. Báo Denver Post đưa tin, cần sa sẽ bị đánh thuế như rượu và các quan chức Colorado ước tính họ sẽ thu được hàng triệu USD tiền thuế từ loại ma túy này. Giới chức Colorado cũng nói 40 triệu USD tiền thuế đầu tiên sẽ được dùng để xây trường học. 
Theo thống kê, tổng cộng 136 cửa hàng ở Colorado đã được cấp phép bán cần sa, trong đó đa số ở Denver. Một số cộng đồng ở bang này đã chọn không có cửa hàng trong khu vực của họ. Những người ủng hộ hợp pháp hóa cần sa đã tán dương quyết định của Colorado và nói rằng bang này đã tìm được lối thoát cho cuộc chiến chống ma túy bất thành. 
Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích cho rằng Colorado gửi đi thông điệp sai lầm cho giới trẻ và sợ rằng nó sẽ mang lại các vấn đề về xã hội và sức khỏe nghiêm trọng. “Sẽ vẫn cần có thị trường chợ đen để phục vụ những người không đủ điều kiện để mua trên thị trường chính thức, nhất là trẻ nhỏ. Đó gần như là điều tồi tệ nhất cho tất cả mọi người” - ông Kevin Sabet, thuộc tổ chức Smart Approaches to Marijuana nói.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.