Cần phân định thẩm quyền và trách nhiệm của VKSND trong công tác thi hành án dân sự

Cần phân định thẩm quyền và trách nhiệm của VKSND trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) -  Trong công tác thi hành án dân sự, hoạt động kiểm sát giữ một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền cần nhận diện rõ thẩm quyền và trách nhiệm của viện kiểm sát, kiểm sát viên trong hoạt động này.
Kiểm sát hoạt động tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự. (Ảnh minh họa)

Kiểm sát hoạt động tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự. (Ảnh minh họa)

Nghĩa là tất cả các hoạt động, các hành vi có liên quan đến việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đều phải được kiểm sát bởi Viện kiểm sát nhân dân các cấp; cơ quan kiểm sát, kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay có những vướng mắc, bất cập lớn về thẩm quyền và trách nhiệm của viện kiểm sát trong công tác thi hành án dân sự, nhất là khi xảy ra sai phạm, không tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đề cập đến hai khía cạnh, đó là thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát và kiểm sát viên trong công tác thi hành án dân sự.

Khía cạnh thứ nhất, về thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân trong công tác thi hành án dân sự.

Hiến pháp khẳng định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành". Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành đúng theo quy định của pháp luật, điều này không chỉ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà còn có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Để đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành đúng theo quy định của pháp luật, thì công tác kiểm sát đóng vai trò hết sức quan trọng.

Theo quy định của Điều 28 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính:

1. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án.

2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Kiểm sát hồ sơ về thi hành án.

4. Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

5. Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án.

6. Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc sau đây:

a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;

b) Thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;

d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.

Yêu cầu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải được thực hiện ngay; yêu cầu quy định tại điểm c khoản này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

7. Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án.

8. Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.”

Và tại khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự. Khi kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án;

b) Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này;

c) Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát;

d) Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân;

đ) Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của Toà án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa;

e) Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.”

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Viện Kiểm sát có thẩm quyền rất lớn, phạm vi kiểm sát là rất rộng, tất cả các hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và các hành vi liên quan đến công tác thi hành án dân sự đều được kiểm sát, từ khâu “cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án, ra quyết định thi hành án…” đến “tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả thi hành án và nếu như trong quá trình thi hành án nếu có những nội dung gì hoặc hành vi của chấp hành viên không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật”. Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những khâu kiểm sát hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình là kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. Công tác kiểm sát thi hành án dân sự gồm rất nhiều khâu nghiệp vụ kiểm sát, trong đó có nghiệp vụ kiểm sát trực tiếp thường xuyên đối với hoạt động thi hành án, kiểm sát viên tham gia trực tiếp việc tác nghiệp của chấp hành viên trong từng vụ việc. Đây là một trong những nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự có vị trí then chốt để phát hiện các sai phạm một cách toàn diện, kịp thời, có hiệu quả, từ đó kịp thời chấn chỉnh, chấm dứt các vi phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các vi phạm của chấp hành viên, của cơ quan thi hành án dân sự.

Khía cạnh thứ hai, tuy thẩm quyền của công tác kiểm sát trong hoạt động thi hành án là rất lớn nhưng thực tiễn hiện nay trách nhiệm của Viện kiểm sát, kiểm sát viên trong công tác thi hành án còn rất nhiều bất cập. Do đó, cần làm phải rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát, kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự ở hai vấn đề:

- Về nội dung: Khoản 2, Điều 12 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự…” Và quy định các quyền kèm theo nhằm đảm bảo cho việc thi hành án dân sự kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. Như vậy, việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên khi giải quyết vụ việc thi hành án thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân; việc thi hành án có kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật hay không thì viện kiểm sát và kiểm sát viên được phân công phải chịu trách nhiệm hoặc cùng chấp hành viên chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, thực tế trong suốt quá trình giải quyết vụ việc thi hành án và cả qua công tác kiểm sát trực tiếp hàng năm của cả ba cấp kiểm sát thì vẫn có rất nhiều sai sót, vi phạm của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, thậm chí là có rất nhiều vụ việc dẫn đến đương sự yêu cầu bồi thường cả hàng chục tỷ đồng nhưng trong các vụ việc nói trên chưa bao giờ đề cập đến trách nhiệm của Viện Kiểm sát cũng như kiểm sát viên kiểm sát vụ việc. Đây là một bất cập rất lớn, trong quá trình giải quyết vụ việc thi hành án, kiểm sát viên là người tham gia kiểm sát từ khi chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án, ra quyết định thi hành án, kê biên, bán đấu giá, giao tài sản và kết thúc vụ việc nhưng khi xảy ra sai sót, vi phạm thì hầu như chỉ xét đến trách nhiệm của chấp hành viên mà ít khi nhắc đến trách nhiệm của kiểm sát viên, mặc dù kiểm sát viên là người kiểm sát việc tuân theo pháp luật của chấp hành viên (đáng lẽ kiểm sát viên phải là người chịu trách nhiệm chính trong vụ việc vì sai quy định của pháp luật).

- Khía cạnh thứ hai là thẩm quyền: Theo khoản 2 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định:Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan”.

Theo quan điểm của cá nhân, thẩm quyền kiểm sát quy định như vậy là quá rộng và quá lớn nhưng trách nhiệm thì không rõ. Việc kiểm sát chỉ nên thực hiện cấp nào kiểm sát cấp đó, không nên một cơ quan thi hành án như chi cục thi hành án cấp huyện phải chịu 3 cấp kiểm sát (tối cao, tỉnh, huyện). Mặt khác, thẩm quyền kiểm sát cấp nào phải chịu trách nhiệm với kiểm sát cấp đó, nếu cấp dưới đã kiểm sát mà cấp trên kiểm sát lại phát hiện vụ việc đó sai sót, vi phạm thì kiểm sát cấp dưới đó phải chịu trách nhiệm. Thực tế hiện nay có rất nhiều vụ việc, khi thực hiện công tác kiểm sát, viện kiểm sát cấp dưới không thống nhất với viện kiểm sát cấp trên; viện kiểm sát cấp dưới đã thực hiện kiểm sát xác định chấp hành viên thực hiện đúng, chấp hành viên thực hiện theo quan điểm của kiểm sát viên, nhưng viện kiểm sát cấp trên kiểm sát lại cho rằng sai. Như vậy trong vụ việc này lỗi nào là lỗi của chấp hành viên, lỗi nào là lỗi của kiểm sát viên; trách nhiệm là như thế nào, không thể một mình chấp hành viên là người phải chịu trách nhiệm.

Do đó, theo quan điểm của bản thân, các cơ quan có thẩm quyền cần nhận diện rõ thẩm quyền và trách nhiệm của viện kiểm sát, kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự (cần phải được xem như trong kiểm sát việc thi hành án hình sự - sai ở khâu nào thì cơ quan cũng như người thi hành công vụ ở khâu đó phải chịu trách nhiệm). Từ đó, kiến nghị cần sửa đổi Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành án dân sự sao cho phù hợp; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, có vai trò thì phải có trách nhiệm; phân định rõ thẩm quyền của từng cấp kiểm sát để nâng cao vai trò của hoạt động kiểm sát và năng lực của kiểm sát viên trong công tác thi hành án dân sự. Tránh tình trạng một cơ quan có quá nhiều cấp kiểm sát chồng chéo; không thể một cơ quan có vai trò, quyền hạn quá lớn nhưng lại không phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm, trong đó có những sai phạm từ quá trình kiểm sát.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.