Cần nhân lực để 'đi đường dài' với việc làm xanh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Để hiện thực hoá mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần một nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nhân lực chất lượng cao, có đủ kỹ năng, chuyên môn, trình độ, để “gánh vác” nhiệm vụ này. Đáng nói, thị trường lao động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ta vẫn còn non trẻ, chưa kể còn đứng trước nguy cơ cạnh tranh đến từ nước ngoài.
Sự phát triển các dự án điện tái tạo những năm qua khiến Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có thị trường việc làm sôi động trong khu vực năng lượng mới. (Nguồn: VGP)

Sự phát triển các dự án điện tái tạo những năm qua khiến Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có thị trường việc làm sôi động trong khu vực năng lượng mới. (Nguồn: VGP)

Giảm phụ thuộc nguồn nhân lực nước ngoài

Năng lượng tái tạo (NLTT) là một lĩnh vực mới, đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức tại Việt Nam. Điều tích cực là “điểm rơi” của phát triển cũng là giai đoạn mang lại cơ hội việc làm cho các thế hệ trẻ hiện tại có thể tham gia vào thị trường lao động và có đóng góp lâu dài cho ngành điện quốc gia.

Tuy nhiên, việc phát triển các nguồn NLTT nhanh chóng cũng bộc lộ nguy cơ thiếu hụt lớn nguồn lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao trong từng lĩnh vực.

Sự tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện những yêu cầu mới đối với kỹ năng của người lao động. Người lao động cần có kiến thức liên ngành: NLTT, điện, nhiệt, cơ khí, kinh tế, không thể không nói đến yếu tố công nghệ thông tin…

Ví dụ, các công việc liên quan đến NLTT, từ thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, kiểm định, giám sát đến bảo trì, đều đòi hỏi sự thành thạo và hiểu biết sâu rộng về hệ thống điện, cũng như ngành nghề, lĩnh vực liên quan.

Trong nhiệm vụ xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực NLTT, giáo dục là một "mắt xích" quan trọng.

Trong nhiệm vụ xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực NLTT, giáo dục là một "mắt xích" quan trọng.

Điều này đồng nghĩa với việc cần phải xây dựng một nguồn lực nhân lực bền vững, cung cấp đào tạo chuyên nghiệp cho thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng cao để không phải “nhập khẩu” lao động từ nước ngoài.

Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Đức Huy, Trưởng khoa Điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, chất lượng sinh viên và kỹ sư của Việt Nam là rất tốt so với các nước trong khu vực. Các kỹ sư giỏi của Việt Nam có khả năng học hỏi, thích nghi nhanh chóng với công nghệ mới, có những sáng tạo nhất định để nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành điện Việt Nam và các ngành công nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào chuyên gia, công nghệ của nước ngoài.

Xu hướng chuyển dịch cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ có thể tham gia vào đóng góp lâu dài cho ngành điện tái tạo quốc gia.

Xu hướng chuyển dịch cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ có thể tham gia vào đóng góp lâu dài cho ngành điện tái tạo quốc gia.

“Việc làm trong ngành NLTT là cực kỳ đa dạng và phong phú, nhất là trong giai đoạn Việt Nam và thế giới đẩy mạnh phát triển NLTT thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với những vấn đề về biến đổi khí hậu", Nguyễn Đăng Dương, sinh viên năm thứ 5 ngành kỹ thuật điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ.

Dương cho rằng, để trở thành một nhân sự có vai trò quan trọng trong ngành, các bạn sinh viên cần có chiến lược phát lược phát triển bản thân một cách phù hợp, đồng thời cần phải nhận ra đâu sẽ là nơi phù hợp với mình.

Nam sinh viên cũng cho biết, sau khi tốt nghiệp, có nguyện vọng du học bậc cao học và được hoạt động tại những trường đại học chất lượng, có những đóng góp tích cực cho lĩnh vực NLTT và hệ thống điện.

Các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động rất cần thiết ở thời điểm hiện tại. (Nguồn: GIZ)

Các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động rất cần thiết ở thời điểm hiện tại. (Nguồn: GIZ)

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho ngành NLTT là một bài toán không dễ. Theo đó, “gánh nặng” không chỉ được đặt trên vai các thế hệ trẻ - những người sẽ “gánh vác” tương lai đất nước mà còn với nền giáo dục quốc gia, khi mà các cấp trường học, đại học, giảng viên phải thường xuyên cập nhật chương trình học, kiến thức và định hướng nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực năng lượng mới.

Một thị trường lao động còn non trẻ sẽ cần thời gian dài để lớn mạnh, trong khi đó quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hỏi phải duy trì tính liên tục, ổn định và khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với cộng đồng. Trong quá trình này, sự đóng góp của đội ngũ lao động chuyển tiếp từ ngành năng lượng hoá thạch sẽ có một vai trò không nhỏ.

“Đối với đội ngũ lao động ngành than và điện than, việc thực hiện đào tạo và đào tạo lại là rất cần thiết, tận dụng tối đa các cơ hội việc làm mới được tạo ra từ các dự án, chương trình chuyển đổi năng lượng”, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tăng Thế Cường chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.

Các hội thảo về cơ hội việc làm trong các lĩnh vực năng lượng mới thu hút sự quan tâm trong và ngoài nước. (Nguồn: Đại sứ quán Đức tại Hà Nội)

Các hội thảo về cơ hội việc làm trong các lĩnh vực năng lượng mới thu hút sự quan tâm trong và ngoài nước. (Nguồn: Đại sứ quán Đức tại Hà Nội)

Hoán đổi vị trí “huyết mạch” ngành năng lượng

Theo báo cáo Đánh giá thường niên về NLTT và việc làm năm 2023 của Cơ quan NLTT quốc tế (IRENA), năm 2012 lĩnh vực NLTT có khoảng 7,3 triệu việc làm, năm 2020 tăng gần gấp đôi lên 12 triệu. Bất chấp tác động của đại dịch, con số này tiếp tục tăng lên 13,7 triệu việc làm trong năm 2022.

IRENA dự đoán, việc làm trong lĩnh vực năng lượng có thể tăng lên 139 triệu vào năm 2030, trong đó lĩnh vực NLTT chiếm 38,2 triệu, các lĩnh vực công nghệ chuyển đổi năng lượng khác là 74,2 triệu. Đây có thể trở thành động lực chính cho các nền kinh tế trên thế giới.

Cũng theo đánh giá của IRENA, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia có thị trường việc làm sôi động trong các lĩnh vực NLTT như điện gió, điện mặt trời và thuỷ điện. Năm 2022, có khoảng 115.000 lao động trong lĩnh vực điện mặt trời, 9.000 lao động trong lĩnh vực điện gió và gần 123.000 lao động trong lĩnh vực thuỷ điện.

Chuỗi đào tạo về hydrogen xanh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ vào tháng 9/2023. (Nguồn: GIZ)

Chuỗi đào tạo về hydrogen xanh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ vào tháng 9/2023. (Nguồn: GIZ)

Hiện nay, vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể về nhu cầu nhân lực ở các vị trí khác nhau trong lĩnh vực NLTT tại Việt Nam trong tương lai gần. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo mục tiêu của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và chuyển đổi năng lượng công bằng thì nhu cầu nhân lực cho ngành điện tái tạo nói riêng và ngành điện nói chung trong thập kỷ này là rất lớn.

Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm cần đạt năm 2030 là khoảng 505,2 tỷ kWh, trong khi đó sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu cần đạt là khoảng 567 tỷ kWh, tức là sẽ tăng khoảng gấp đôi so với tổng sản lượng điện hiện tại.

Trong đó, các nguồn NLTT phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng từ 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ NLTT 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.

Tổng công suất lắp đặt (GW) theo nguồn điện giai đoạn 2020 - 2045 theo Quy hoạch Điện VIII. (Nguồn: GIZ)

Tổng công suất lắp đặt (GW) theo nguồn điện giai đoạn 2020 - 2045 theo Quy hoạch Điện VIII. (Nguồn: GIZ)

Với viễn cảnh này, PGS.TS Nguyễn Đức Huy, Trưởng khoa Điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, đánh giá: Nếu xem xét về nhu cầu nhân lực cho các hạ tầng sản xuất, truyền tải phân phối điện mới, thay thế một phần các lao động hiện nay sẽ về hưu, chúng ta sẽ thấy nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành NLTT và ngành điện là rất lớn. Đó là chưa kể đến các sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, khi Việt Nam có thể sẽ phát triển các hạ tầng về sản xuất, phân phối hydrogen, cũng là những ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với ngành điện và NLTT.

Đặc biệt, khi tỷ trọng năng lượng điện hoá thạch giảm xuống đáng kể, khiến thị trường lao động trong lĩnh vực này thu nhỏ về quy mô thì nguồn nhân lực NLTT sẽ được xem là trụ cột nòng cốt.

Cần cơ chế tạo điều kiện cho nhân lực trong nước trước sự cạnh tranh quốc tế. (Nguồn: Freepik)

Cần cơ chế tạo điều kiện cho nhân lực trong nước trước sự cạnh tranh quốc tế. (Nguồn: Freepik)

"Mắt xích" chính sách

Trong thời gian tới, thách thức đối với các cơ quan ban hành chính sách chính là tạo ra cơ chế giúp khai thông nội lực, khuyến khích nhân tài trong nước tham gia một cách bình đằng và toàn diện vào ngành NLTT.

Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Đề án JETP) nêu rõ nhiều mục tiêu quan trọng liên quan đến vấn đề này như: tăng cường năng lực cho đội ngũ trong các cơ quan quản lý chuyên ngành NLTT, năng lượng mới từ trung ương đến địa phương; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, đào tạo lại phù hợp cho các lao động bị mất việc do chuyển đổi năng lượng sớm tái gia nhập thị trường: thúc đẩy xây dựng khung kỹ năng, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược về đào tạo nghề…

Đặc biệt là lồng ghép nội dung về chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển NLTT, năng lượng mới trong nội dung giảng dạy của hệ thống giáo dục phổ thông. Ngoài ra, các vấn đề về giới, an sinh xã hội, cạnh tranh từ thị trường lao động quốc tế cũng cần được tính đến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26 năm 2021. (Nguồn: Cục Biến đổi khí hậu)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26 năm 2021. (Nguồn: Cục Biến đổi khí hậu)

Trước thềm Hội nghị COP28 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, hơn 60 quốc gia bày tỏ sự ủng hộ một thỏa thuận do Liên minh châu Âu, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) dẫn đầu nhằm tăng gấp ba lần NLTT trong thập kỷ này và chuyển dần khỏi than đá. Việt Nam cũng cho biết sẽ tham gia cam kết. Hội nghị sắp tới cũng là cơ hội để thúc đẩy những cơ chế, chính sách và hành động cụ thể để phát triển một thị trường lao động bền vững trong lĩnh vực NLTT – một trong những thành tố quan trọng để các quốc gia thực hiện chuyển đổi năng lượng thành công và công bằng. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.