Cân nhắc đánh thuế 0 - 5% với mặt hàng phân bón

Toàn cảnh Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc. (Ảnh: quochoi.vn)
Toàn cảnh Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm về mức đánh thuế đối với sản phẩm phân bón khi cho ý kiến vào Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Theo dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), phân bón được đưa vào mặt hàng chịu thuế 5%. Điều này được cho là giúp doanh nghiệp (DN) trong nước không bất bình đẳng với DN nhập khẩu và được hoàn thuế, để tạo nguồn lực cho DN có thể đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và phát triển bền vững.

Nêu quan điểm về quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) Vũ Hồng Thanh cho biết, theo báo cáo, sản lượng phân bón trong nước chiếm khoảng 73%, bây giờ nếu đánh thuế từ 0 - 5% thì đây là thuế gián thu, cuối cùng người nông dân phải chịu giá trị đầu vào. Trong trường hợp đưa lên 5%, DN sản xuất phân bón được khấu trừ 5%, có tác dụng cạnh tranh giữa DN sản xuất phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu. Nếu chúng ta có chính sách quay trở lại giảm giá phân bón trong nước nhưng thực tế rất khó thực hiện vấn đề này, cuối cùng người nông dân của chúng ta phải chịu ảnh hưởng, chắc chắn giá phân bón sẽ tăng lên, như thế không thực hiện đúng quy định tại Nghị quyết 19 (của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Với chủ trương phải bảo vệ người nông dân của chúng ta, giữ hài hòa giữa các lợi ích, ông Thanh đồng tình quy định 0%, vì như vậy, giá phân bón trong nước không tăng, người nông dân không bị ảnh hưởng.

Đồng tình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Trường Giang đề xuất, đối với mặt hàng phân bón, nếu không giữ được như hiện hành (không thuộc diện chịu thuế) thì áp thuế 0% để DN được hoàn thuế. Trước ý kiến một số chuyên gia cho rằng áp thuế 0% chỉ đối với hàng xuất khẩu, ông Giang phân tích, nếu chúng ta áp thuế 0% thì DN vẫn được hoàn thuế từ ngân sách nhà nước, tức là ngân sách nhà nước mất khoảng 1.500 tỷ/năm, theo tốc độ tăng có thể lên đến 2.000 tỷ nhưng giá bán cho người nông dân không tăng và ổn định được. Điều này phù hợp với nghị quyết của Đảng về tam nông.

Qua tiếp xúc cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Lê Tấn Tới phản ánh, bà con chỉ thấy sản xuất nông nghiệp đã khó mà sản xuất nông nghiệp phải có phân bón nhưng lại đánh thuế vào người nông dân thì người ta sẽ bỏ ruộng hoặc người ta sẽ có một phản ứng ngược. Do đó, từ góc độ bảo vệ sản xuất của người nông dân và để ổn định an ninh nông thôn của đất nước, ông Tới đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra thực hiện theo chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, trong thời gian vừa qua, chính sách miễn thuế, không tính thuế đối với phân bón và nhiều hàng hóa vật tư nông nghiệp khác tưởng như là ưu đãi nhưng thực ra tạo ra một gánh nặng rất lớn cho ngành hàng trong nước. Với năng lực sản xuất dư thừa trên thế giới hiện tại, thời gian tới có lẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chia sẻ quan điểm lo ngại việc áp thuế 5% cho phân bón có thể làm chi phí phân bón tăng, ông Tuấn cho rằng, dưới góc nhìn của VCCI chưa hẳn tăng. Bởi năng lực sản xuất phân bón của chúng ta rất lớn, nếu áp dụng thuế 5% có nghĩa là nhập khẩu vào cũng chịu 5% và trong nước thì chi phí sản xuất giảm, như vậy phân bón trong nước có thể chiếm lĩnh được thị trường. Nghĩa là trường hợp chúng ta chủ động và có sự kết hợp nhiều giải pháp khác nữa thì rằng mặt hàng phân bón là mặt hàng chúng ta có thể kiểm soát giá được. Từ đó, ông Tuấn nhất trí với quan điểm của Ban soạn thảo là phân bón chịu thuế 5% và điều này không có nghĩa sẽ làm giá phân bón tăng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cũng cho hay, thuế GTGT là thuế gián thu, DN nộp thay cho người tiêu dùng, người tiêu dùng phải chịu nhưng thực tế, trong đó đều cơ cấu vào giá thành giá bán cuối cùng. Vừa qua, chúng ta thông qua lộ trình giảm thuế 2% cho một số mặt hàng, đúng ra thuế GTGT người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó phải chịu nên nghĩ được giảm giá nhưng thực tế đâu có giảm giá mà cuối cùng nhiều DN được hưởng. Tán thành chủ trương khoan sức dân, đặc biệt đối với ngành Nông nghiệp không nên áp dụng chịu thuế, Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị xem xét toàn diện vấn đề này.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.