Cần nghiên cứu sửa đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010

Cần nghiên cứu sửa đổi  Luật Trọng tài thương mại năm 2010
(PLO) - Ngày 7/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam”. Qua Hội thảo cho thấy, để hoạt động trọng tài có thể đáp ứng yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra thì nên sớm xem xét sửa đổi khung pháp lý cho hoạt động này.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai cho biết, mặc dù đã có rất nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng đều nhấn mạnh khuyến khích giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài nhưng hoạt động này hiện chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. So với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, hoạt động trọng tài thương mại của nước ta còn non trẻ. Đến nay cả nước mới có 22 Trung tâm Trọng tài thương mại, trong đó “thâm niên” nhất là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1993. 

Thống kê cho thấy, giải quyết tranh chấp đầu tư, kinh doanh bằng trọng tài chưa tới 10% trên tổng số các vụ việc tranh chấp, trong khi số vụ việc phát sinh ngày càng nhiều. Điều đó đã gây áp lực về thời gian giải quyết vụ việc, chi phí giải quyết của các bên và cả xã hội cũng tăng lên, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và cải thiện chỉ số cạnh tranh của nước ta. Trong bối cảnh này, hoạt động trọng tài thương mại vẫn được kỳ vọng là một giải pháp góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh của Việt Nam bởi những lợi ích mà nó mang lại trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vì vậy, bà Mai mong muốn các đại biểu đưa ra nhiều đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài thương mại để hoạt động này được các cơ quan, ban, ngành ủng hộ, được cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng sử dụng hơn.

Trên cơ sở gợi ý của bà Mai, Tổng Thư ký VIAC – Luật sư Vũ Ánh Dương khẳng định, VIAC là tổ chức trọng tài uy tín và ngày càng được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn với 36 tỉnh, thành có doanh nghiệp sử dụng VIAC và hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có các bên tranh chấp tại VIAC. Tuy nhiên, số lượng giải quyết các vụ tranh chấp chưa nhiều khi từ năm 2013 trở về trước chưa năm nào vượt qua con số 100. Bắt đầu từ năm 2014 thì dần khởi sắc hơn, cụ thể năm 2014 giải quyết được 124 vụ, năm 2015 giải quyết được 146 vụ, năm 2016 cao nhất là được 156 vụ và năm 2017 là 151 vụ.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, ông Dương chỉ ra một trong những vướng mắc đáng lưu ý ở quy định tại khoản 5 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy định “Hội đồng trọng tài áp dụng biệp pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” dẫn đến hậu quả trọng tài viên bị khởi kiện ra Tòa án. Trong khi Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (Luật mẫu UNCITRAL) không có quy định về việc kiện trọng tài viên. Một số quốc gia có hoạt động trọng tài phát triển như Singapore, Anh thì miễn trừ trách nhiệm cho trọng tài viên, ngoài một số trường hợp như vi phạm điều cấm, trái quy tắc đạo đức xã hội.

Còn bàn về vai trò hỗ trợ và giám sát của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, ông Dương nhận xét là đã có cải thiện tích cực, giúp trọng tài phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng áp dụng pháp luật và giải quyết không thống nhất giữa các Tòa án hay phán quyết trọng tài còn bị hủy nhiều. 

Để phát huy hiệu quả của hoạt động trọng tài, đồng thời tăng cường vai trò của Tòa án, ông Dương kiến nghị TANDTC có bộ phận chuyên theo dõi, giám sát việc hủy phán quyết trọng tài, ban hành án lệ về hủy phán quyết trọng tài. Bên cạnh đó, ông Dương kiến nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại để được thừa nhận là quốc gia Luật mẫu UNCITRAL nhằm cải thiện môi trường pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh; có chính sách, chương trình đào tạo nâng cao năng lực của trọng tài viên về kỹ năng giải quyết tranh chấp, về trình độ ngoại ngữ.

Đến từ TAND TP Hà Nội, Phó Chánh tòa Kinh tế Nguyễn Đình Tiến nhấn mạnh, hủy phán quyết trọng tài là một trong những quy định về vai trò hỗ trợ của Tòa án với tố tụng trọng tài. Liên quan đến thực trạng hủy phán quyết trọng tài thì vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua, theo ông Tiến chính là căn cứ “vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Ông Tiến chia sẻ, ngay trong nội bộ các thẩm phán cũng tranh luận rất gay gắt về quan điểm đánh giá một phán quyết trọng tài vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Vì thế, việc có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh các quyết định hủy phán quyết trọng tài về vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật là không thể tránh khỏi.

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?