Cần nâng cao tính ổn định và bền vững cho các câu lạc bộ pháp luật

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
(PLO) - Thời gian qua, các câu lạc bộ (CLB) pháp luật ra đời đã giúp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thêm sinh động, thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân. Song thực tế cho thấy, nhiều CLB chưa phát huy hết hiệu quả và hoạt động còn thiếu tính bền vững.

Hiện nay, ở các địa phương có nhiều CLB pháp luật được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau, thu hút các đối tượng tham gia khá đa dạng. Tại Hà Nội, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư bước đầu đã chứng tỏ hiệu quả tích cực. Ở cấp thành phố, hiện đã xây dựng được gần 30 mô hình điểm CLB “Phụ nữ với pháp luật”, tại các quận, huyện đã nhân rộng được hơn 100 CLB “Phụ nữ với pháp luật”.

Ở một số địa phương như Long An, Đắk Nông, Hải Phòng, Bắc Ninh…, CLB “Nông dân với pháp luật” đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, hội viên, nông dân học tập, tìm hiểu pháp luật; kịp thời phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật, nhất là các Bộ luật, Luật mới sửa đổi liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Từ đó, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện tốt công tác hòa giải  ở cơ sở,  giải quyết  khiếu nại, tố cáo của nông dân, góp phần giữ vững tình làng, nghĩa xóm, tăng cường mối quan hệ đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định chính trị, trật tự tại địa phương.

Với hơn 500 CLB pháp luật được thành lập và hoạt động ở khắp các cấp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Các CLB này có nhiều tên gọi đa dạng như: “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”; “Bạn giúp bạn”; “Thắp sáng niềm tin”; “Đội xung kích tình nguyện”… Còn tại Bến Tre, CLB “Tuổi trẻ với pháp luật” đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các cán bộ Đoàn, học sinh, sinh viên. Thông qua các hoạt động, CLB đã trang bị những kiến thức về pháp luật liên quan đến quyền và trách nhiệm của thanh niên; những nội dung liên quan đến chế độ chính sách, nghĩa vụ của học sinh, sinh viên để từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật. 

Có thể nói, các CLB pháp luật hoạt động hiệu quả được nhân rộng đã góp phần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, giúp hội viên và nhân dân trên địa phương nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, vẫn còn không ít CLB pháp luật chỉ dừng lại ở việc thành lập trên văn bản hoặc hoạt động nhưng hiệu quả mang lại không cao. Có nhiều nguyên nhân khiến các CLB pháp luật hiện nay chưa thể phát huy hết hiệu quả, khó duy trì sinh hoạt đều đặn theo quy chế hoạt động như: thiếu địa điểm ổn định để sinh hoạt, thiếu nguồn kinh phí, thiếu các giải pháp hỗ trợ để duy trì tính bền vững. Nội dung, hình thức sinh hoạt pháp luật còn đơn điệu, nặng về giới thiệu quy định pháp luật mà ít trao đổi, thảo luận các tính huống, vụ việc thực tế nảy sinh tại địa phương. Khó khăn lớn nhất tại các CLB pháp luật là chưa huy động được các nhà chuyên môn tham gia sinh hoạt để tư vấn, định hướng, giải đáp các vướng mắc pháp lý, vì vậy chưa thu hút được đông đảo hội viên và người dân tham gia.

Thời gian tới, để phát huy một cách đầy đủ vai trò của CLB pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm và căn cứ điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt pháp luật, bám sát nhu cầu, đời sống của hội viên, cán bộ và nhân dân. Các sở, ban, ngành địa phương cần thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các CLB pháp luật, nếu thấy không phù hợp có thể dừng hoạt động hoặc sáp nhập các CLB để có thể tận dụng các nguồn lực, tránh trùng lắp. Cùng với đó, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành đối với hoạt động của các CLB pháp luật. Qua đó để có cơ sở xây dựng cách thức hoạt động sao cho phù hợp, hiệu quả nhất đối với từng đối tượng, địa bàn và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Các CLB pháp luật cần đổi mới, đa dạng hóa hình thức sinh hoạt; các địa phương cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí hợp lý, đồng thời có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các CLB pháp luật hoạt động như: hỗ trợ tài liệu, huy động được sự tham gia của các chuyên gia, báo cáo viên pháp luật giàu kinh nghiệm…

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.