Cần một khung pháp lý toàn diện để hiện thực hóa tiềm năng chuyển dịch năng lượng

Cần một khung pháp lý toàn diện để hiện thực hóa tiềm năng chuyển dịch năng lượng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 29/5, Báo Lao Động phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi năng lượng hướng tới Net Zero”. Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều cho rằng Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý để biến tiềm năng chuyển dịch năng lượng thành hiện thực.

Tiềm năng chuyển dịch năng lượng lớn

PGS.TS Đặng Trần Thọ - Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thông tin, tiềm năng điện năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong cùng khu vực, trong đó, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi lên đến 600 GW, cao nhất ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng lớn về sinh khối nông nghiệp với gần 100 triệu tấn phụ phẩm mỗi năm), điện từ rác thải (hơn 60 triệu tấn rác sinh hoạt/năm) và thủy điện nhỏ (gần 2.500 MW chưa khai thác).

“Việc Việt Nam đi sau nhưng phát triển nhanh trong giai đoạn 2018-2020 đạt hơn 16,5 GW điện mặt trời chỉ trong 3 năm cho thấy dư địa và năng lực hấp thụ công nghệ mới rất lớn nếu được hỗ trợ về chính sách, tài chính và hạ tầng phù hợp” - PGS. TS Đặng Trần Thọ khẳng định.

PGS.TS Đặng Trần Thọ - Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Đặng Trần Thọ - Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, chuyển hóa tiềm năng thành hiện thực vẫn là thách thức do thiếu cơ chế khuyến khích dài hạn, thiếu quy hoạch tích hợp đất - điện - lưới và hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển

Theo PGS.TS Đặng Trần Thọ, chuyển đổi năng lượng là một quá trình tiêu tốn nguồn lực tài chính rất lớn nhưng việc huy động vốn cho các dự án năng lượng xanh tại Việt Nam hiện đang gặp nhiều rào cản. Các ngân hàng trong nước vẫn còn e ngại cho vay các dự án NLTT do rủi ro pháp lý (thiếu hợp đồng mua bán điện dài hạn có bảo lãnh), rủi ro thị trường (chưa có giá điện ổn định) và rủi ro kỹ thuật (không đảm bảo giải tỏa công suất).

Đề xuất thành lập một Ban chỉ đạo quốc gia về chuyển đổi năng lượng

Ông Đoàn Ngọc Dương - Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định, không thể có chuyển đổi năng lượng nếu thiếu một hệ thống lưới điện thông minh và linh hoạt. Do đó, trong thời gian tới, cần đẩy nhanh đầu tư các đường dây truyền tải chiến lược, hiện đại hóa lưới điện với công nghệ số, thông minh nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn điện NLTT, năng lượng mới trên phạm vi cả nước.

Ông Đoàn Ngọc Dương - Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) phát biểu

Ông Đoàn Ngọc Dương - Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) phát biểu

Bên cạnh đó, cần xem xét vai trò của điện hạt nhân trong dài hạn. Đây là nguồn điện ổn định, không phát thải CO2, có thể đóng vai trò là nguồn nền cho hệ thống điện với tỷ lệ nguồn NLTT lớn.

Ngoài ra, cần một hệ thống cơ chế chính sách và thị trường điện hiện đại. Theo đó, cần khẩn trương hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, xây dựng cơ chế tín chỉ carbon, định giá phát thải, thúc đẩy tài chính xanh và các hình thức hợp tác công tư. Đây là nền tảng để huy động nguồn lực tư nhân và quốc tế cho chuyển đổi năng lượng.

PGS.TS Đặng Trần Thọ khẳng định, hiện tại, Việt Nam đang thiếu một khung pháp lý toàn diện về chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là Luật NLTT hoặc Luật chuyển đổi năng lượng. Việc trì hoãn khung pháp lý sẽ tiếp tục làm “treo” hàng chục GW công suất dự án, làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Đáng chú ý, PGS.TS Thọ đề xuất thành lập một Ban chỉ đạo quốc gia về chuyển đổi năng lượng và trung hòa carbon, trực thuộc Chính phủ, nhằm điều phối liên ngành giữa các Bộ và các địa phương. Ban này không chỉ giám sát thực hiện Quy hoạch điện VIII mà còn điều phối các chương trình tài chính xanh, quản lý rủi ro hệ thống và cập nhật tiến độ triển khai định kỳ.

Đại diện Văn phòng Ban IV (Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân) cũng cho rằng, cần thiết phải xây dựng một khung chính sách phát triển NLTT tạo mang tính hệ thống, đồng bộ và có khả năng thực thi cao. Khung chính sách này cần được thiết kế đi kèm với lộ trình thực hiện cụ thể, phân định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính), cùng với các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPI) được xác lập từ đầu nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng và tính minh bạch trong triển khai.

Tin cùng chuyên mục

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Đọc thêm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.