Cần mạnh tay xử phạt hành động nhạo báng nơi thờ tự

Nhóm phụ nữ mang sản phẩm vệ sinh dâng lễ. (Ảnh cắt từ clip)
Nhóm phụ nữ mang sản phẩm vệ sinh dâng lễ. (Ảnh cắt từ clip)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dù biển báo tại cổng các đền, chùa, di tích, lễ hội đều ghi rõ nơi tôn nghiêm không mặc váy ngắn, quần ngắn, ứng xử văn hóa… nhưng một số người vẫn ăn mặc, hành xử phản cảm tại chốn linh thiêng, gây bất bình dư luận.

Mới đây, cộng đồng mạng đã “dậy sóng” trước mâm lễ vật lên chùa của một nhóm chị em bán hàng online. Cụ thể, nhóm người này mang cả sản phẩm nhạy cảm là dung dịch vệ sinh phụ nữ để dâng lễ và quay clip đăng tải lên mạng xã hội TikTok.

Đoạn clip cho thấy, 8 cô gái mặc áo dài đi lễ tại một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Ninh Bình. Tay xách hai giỏ đồ lớn, một bên là hoa quả, một bên là nhiều loại sản phẩm từ nước tắm gội đến dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Đoạn clip nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, đa số mọi người cho rằng đền chùa là chốn linh thiêng, trang phục đi chùa, đồ cúng lễ cũng cần phù hợp với thuần phong mỹ tục. Vì vậy, mang dung dịch vệ sinh phụ nữ làm lễ vật là hoàn toàn không hợp lý.

Cộng đồng mạng cũng từng “dậy sóng” khi thấy những bức ảnh của một số người ăn mặc hở hang tại Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương. Hiện nay, rất nhiều chùa, đền, miếu, di tích, lễ hội hầu hết các ban quản lý nơi đây đều chuẩn bị tủ áo choàng dài tay để cho các du khách trót mặc quần áo ngắn, hở hang mượn mặc cho kín đáo, trang trọng. Nhưng một số người “lờ” đi và những hình ảnh ăn mặc phản cảm ngày càng tiếp diễn.

Để tránh tình trạng du khách sờ mòn tượng Phật tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), thời gian qua nhà chùa đã cho trưng biển “không sờ tay vào tượng và đồ thờ”. Tuy nhiên, nhiều khách thập phương cho rằng, sờ vào tượng Phật để lấy may và bất chấp quy định, bôi bẩn vào các tượng Phật. 500 bức tượng La Hán và những tượng linh vật bị nhuốm đen, nhem nhuốc, phản cảm…

Nói về hành động phản cảm, ăn mặc, hành xử vô ý thức tại nơi thờ tự, nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, có một bộ phận cư dân đạo đức đang xuống cấp, thiếu giáo dục, thiếu kỹ năng sống, thiếu sự học hỏi ở trong đời sống xã hội về cung cách ứng xử. Họ có kiến thức mỏng, thiếu thái độ sống tích cực trong xã hội, không tôn trọng các giá trị truyền thống xưa cũ từ xưa cho đến tận bây giờ.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định, từ 1/6/2021, cá nhân ăn mặc hở hang khi đi lễ hội bị phạt tới 500.000 đồng. Cụ thể, Điều 14 Nghị định 38 quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài đưa ra hình phạt nghiêm khắc, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người là biện pháp lâu dài, tránh vụ việc như vậy tái diễn.

Đọc thêm

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…