Cần mạnh tay với nhạc chế phản cảm

Lê Dương Bảo Lâm biểu diễn bài nhạc chế Doraemon trong một chương trình gameshow
Lê Dương Bảo Lâm biểu diễn bài nhạc chế Doraemon trong một chương trình gameshow
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhạc chế là một tồn tại nhiều năm song song với dòng nhạc chính thống và đã có không ít bài nhạc chế bước qua ranh giới phản cảm. 

Mới đây, bài nhạc chế của Lê Dương Bảo Lâm về các nhân vật trong truyện Doraemon đã được nhắc đến trong chương trình "Thị hiếu và công chúng - Sản phẩm nhiều lượt xem chưa chắc đã là sản phẩm tốt" của VTV24. Chương trình này đã nhắc đến bài nhạc chế của Lê Dương Bảo Lâm như một sản phẩm xấu, vô nghĩa, “phá nát kí ức tuổi thơ” của nhiều người.

Cả bài hát lẫn nhận xét của chương trình đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng, mà đa phần là ý kiến đồng tình. Không ít người bày tỏ sự bức xúc trước một sản phẩm nhạc chế có lời lẽ thô thiển, phản cảm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thiếu nhi.

Thực tế, đoạn nhạc chế này đã xuất hiện nhiều lần trên các chương trình truyền hình thực tế. Lần đầu là trong chương trình gameshow "Cặp đôi hài hước" phát sóng trên Truyền hình Vĩnh Long năm 2017, rồi đến gameshow "Sàn đấu ca từ" phát sóng trên HTV7 2019, và lần gần nhất là trong Chương trình gameshow "2 ngày 1 đêm" - đang phát sóng hằng tuần trên HTV7.

Tuy nhiên, chỉ đến khi đoạn clip bài hát xuất hiện trên Tiktok, được nhiều tài khoản chia sẻ thì bài nhạc chế này mới bị phê phán mạnh mẽ.

Bài nhạc được chế lại dựa theo bài hát "Hãy sống cho tuổi trẻ" (nhạc ngoại, lời Việt của Cao Tùng Anh), có phần lời như sau:

"Má Xeko thì nghèo, má Chaien thì giàu còn Nobita luôn ăn hiếp bạn bè. Nobita thầm yêu Xuka, hái hoa hồng tặng cho Chaien. Nếu Chaien bằng lòng lấy Nobita làm chồng thì một năm sau Nobito chào đời".

Thực tế, từ hàng chục năm trước đã có bài nhạc chế tương tự phổ biến trong giới trẻ: "Má Chaien thì nghèo, má Xeko thì giàu còn Chaien luôn ăn hiếp bạn bè. Nobita thầm yêu Xuka, hái hoa hồng tặng cho Xuka. Nếu Xuka bằng lòng lấy Nobita làm chồng thì một năm sau Nobito chào đời". Đoạn nhạc chế này khá phổ biến và không gây dư luận ồn ào vì nó “kể” lại đúng thực tế của câu chuyện Doreamon mà thiếu nhi đều yêu thích.

Riêng đoạn nhạc chế của Lê Dương Bảo Lâm, nhiều người cho rằng không chỉ xuyên tác truyện thiếu nhi mà còn gây lệch lạc nhận thức giới tính với các em nhỏ và giới trẻ, đáng quan ngại.

Thực sự, nhạc chế đã xuất hiện từ rất lâu, song song với dòng nhạc chính thống. Sự phát triển của mạng xã hội càng tạo “đất sống” cho dòng nhạc chế phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những bài nhạc chế dễ thương, mang tính giải trí cho vui thì có không ít bài nhạc chế phản cảm, có lời lẽ thô tục, thậm chí còn có cả dòng “nhạc tù” chế từ lời các bài hát chính thống, mang âm hưởng tiêu cực, hận đời.

Về dòng nhạc chế này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung mới đây cũng đã đưa ý kiến: "Ngày xưa, những bài nhạc chế nội dung nhảm nhí chỉ xuất hiện trên miệng học sinh hoặc hội chợ nhưng bây giờ nó lên các gameshow truyền hình, thậm chí gameshow về âm nhạc, các sân khấu biểu diễn. Đối với mình, đó là sự phỉ báng âm nhạc!".

Mượn sáng tác âm nhạc của người khác để “chế” lại một cách phản cảm, nhiều người không chỉ góp phần gieo “mầm độc” về văn hóa cho khán giả, mà còn có nguy cơ xâm phạm bản quyền âm nhạc. Thiết nghĩ, thời gian tới, khán giả nên mạnh mẽ tẩy chay những sản phẩm nhạc chế “rác”. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay để “rác” âm nhạc thế này không còn tràn lan không gian mạng.

Tin cùng chuyên mục

“Q' pop & Quechua Concert”: Âm nhạc gắn kết văn hóa dân tộc

“Q' pop & Quechua Concert”: Âm nhạc gắn kết văn hóa dân tộc

(PLVN) - Vào tối ngày 23 và 24/10, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc “Q' pop & Quechua Concert” tại Hà Nội.

Đọc thêm

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.