Cần khuyến khích hoạt động lưu trữ trong cộng đồng

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 27/11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị cần có thêm các quy định nhằm khuyến khích hoạt động lưu trữ tư.

Phát biểu ý kiến, Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình với việc bổ sung vào phạm vi điều chỉnh hoạt động lưu trữ tư. Với định nghĩa tài liệu lưu trữ như trong dự thảo thì hiện nay số lượng tài liệu lưu trữ tư trong cộng đồng là tương đối lớn. Tuy nhiên, các loại tài liệu này hiện nay phần lớn đang được lưu trữ dưới hình thức rất đơn giản, thậm chí là chủ yếu đang nằm trong rương, hòm tại các gia đình, dòng họ, chưa được đánh giá để phát huy giá trị vốn có của nó.

Vì vậy, Đại biểu Hiếu cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư là khuyến khích người dân đăng ký để cơ quan nhà nước có thể thống kê đầy đủ thông tin về các tài liệu lưu trữ, nhất là đối với các tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đang tồn tại trong cộng đồng.

Điều 45 của Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) hiện nay đang quy định về những chính sách hỗ trợ hoạt động lưu trữ tư. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ dừng lại ở các quy định chung, đồng thời chưa có quy định giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung các chính sách này.

Để khuyến khích sự tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư, Đại biểu Hiếu cho rằng, cần có thêm những chính sách cho phép người dân đăng ký để được đánh giá giá trị của các tài liệu lưu trữ một cách miễn phí. Bên cạnh đó, thay vì chỉ quy định để cá nhân, tổ chức được ký gửi miễn phí tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt vào lưu trữ lịch sử, dự thảo Luật nên quy định các cơ quan lưu trữ nhà nước có thể ký hợp đồng bảo quản miễn phí hoặc có chi phí thấp đối với các kho tài liệu lưu trữ của các gia đình, dòng họ, tổ chức có số lượng tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt ở một quy mô nhất định.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Lý Tiết Hạnh. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Cũng quan tâm đến hoạt động lưu trữ tư, Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Đoàn Bình Định) nhận thấy, từ thực tiễn, có rất nhiều tài liệu quý cần lưu trữ ở trong dân. Việc bổ sung nội dung lưu trữ tư vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật lần này là cần thiết.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, Đại biểu Lý Tiết Hạnh cho rằng, hiện nay chúng ta có tài liệu lưu trữ do Nhà nước thực hiện và tài liệu lưu trữ tư. Tuy nhiên, tài liệu lưu trữ do Nhà nước thực hiện có tính chất bắt buộc, có quy trình chặt chẽ về kiểm tra, phân cấp, quản lý, phân loại cụ thể. Còn tài liệu lưu trữ tư thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình, dòng họ, cộng đồng, tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ… mang tính chất tự giác, tự nguyện, tự đảm bảo kinh phí hoạt động và được huy động để sử dụng nguồn lực hợp pháp để hoạt động. Do đó, hai hệ thống này có sự khác nhau rõ.

Tuy nhiên, về tổng thể, Đại biểu Lý Tiết Hạnh nhận thấy, quy định về lưu trữ tư và lưu trữ do Nhà nước vẫn giống nhau, cùng một hệ quy chuẩn, quy định. Quy định như vậy sẽ có nhiều bất cập.

Do đó, để đảm bảo nguyên tắc chung của hoạt động lưu trữ, Đại biểu Lý Tiết Hạnh đề nghị cần rà soát kỹ các quy định về hoạt động lưu trữ tư để tương thích với các luật liên quan. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát đánh giá lại thực hiện việc lưu trữ tư hiện nay như thế nào, bổ sung một số quy định về lưu trữ tư, có thể tư nhân hóa một số nội dung liên quan đến lưu trữ của Nhà nước; hoặc kêu gọi cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động hiến tặng, trao đổi hoặc hợp tác trong các hoạt động lưu trữ tư như thế nào…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Giải trình vấn đề được đại biểu quan tâm liên quan đến lưu trữ tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, mô hình lưu trữ tư nhân chưa được pháp luật quy định một cách đầy đủ.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ thiết kế một cách cụ thể hơn, định hướng hỗ trợ hoạt động lưu trữ tư rõ ràng, mạch lạc và các tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm cụ thể trong quản lý lưu trữ tư nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư trong quản lý lưu trữ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...