Cần khoảng 48.790 tỷ đồng để phát triển nhà ở Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 5 năm tới đây, tỉnh Khánh Hòa cần khoảng 48.790 tỷ đồng nguồn vốn để thực hiện phát triển nhà ở. Trong đó, nhà ở thương mại khoảng 24.000 tỷ đồng; nhà ở xã hội 1.947 tỷ đồng; nhà ở tái định cư khoảng 1.154 tỷ đồng; nhà ở dân tự xây dựng 21.592 tỷ đồng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-CTUBND ngày 01/3/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 với tổng diện tích nhà ở tăng thêm tối thiểu khoảng 5,3 triệu m2 sàn, tương đương 51.275 căn; chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 25,5m2 sàn/người (đô thị đạt 26,5m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,8m2 sàn/người).

Cụ thể, diện tích tăng thêm nhà ở thương mại khoảng 2 triệu m2 sàn, tương đương 20.480 căn; diện tích tăng thêm nhà ở xã hội khoảng 209.000m2 sàn, tương đương 4.146 căn; diện tích tăng thêm nhà ở tái định cư khoảng 126.000m2 sàn, đương đương 2.100 căn; diện tích tăng thêm nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng khoảng 2,9 triệu m2 sàn, đương đương 24.549 căn.

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỷ lệ xây dựng nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà tại TP. Nha Trang (đô thị loại I) và TP. Cam Ranh (đô thị loại III) đạt khoảng 40% tổng diện tích nhà ở của dự án, với diện tích nhà ở chung cư khoảng 407.000m2 sàn. Tỷ lệ nhà cho thuê khoảng 30% tổng số nhà ở trong các dự án nhà ở tại đô thị loại 3.

Tổng nguồn vốn để thực hiện phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 48.790 tỷ đồng. trong đó nhà ở thương mại khoảng 24.000 tỷ đồng; nhà ở xã hội 1.947 tỷ đồng; nhà ở tái định cư khoảng 1.154 tỷ đồng; nhà ở dân tự xây dựng 21.592 tỷ đồng.

Trong giai đoạn tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ chú trọng phát triển nhà ở thương mại chủ yếu theo dự án, đa dạng các loại hình nhà ở, bao gồm chung cư, nhà ở liền kề, biệt thự; khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để phù hợp với thu nhập của một bộ phận người dân.

Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ kết hợp nhiều hình thức kêu gọi đầu tư để đảm bảo nhu cầu về nhà ở và giãn dân, giảm tải lên hệ thống hạ tầng cho khu vực trung tâm hiện hữu, đặc biệt là trung tâm TP. Nha Trang.

Riêng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung huy động nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, vốn vay, vốn huy động khác để thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.

Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất… để thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị.

Đối với nhà ở tái định cư, tỉnh Khánh Hòa sẽ hỗ trợ về quỹ đất tái định cư đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp theo các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện bố trí đất tái định cư, nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.