Cần giải quyết triệt để tình trạng 'có tiền nhưng không tiêu được'

Quang cảnh hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 14 khóa XXII.
Quang cảnh hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 14 khóa XXII.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 14 khóa XXII. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Ngày 5/12, Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 14 khóa XXII chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phan Việt Cường. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đồng thời, xem xét, ban hành nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho hay, trong năm 2023, cùng với cả nước, Quảng Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động từ sự biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực. Song, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu, tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt một số kết quả quan trọng.

Cụ thể, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị luôn được chú trọng, tăng cường. Qua đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng được nâng lên, công tác phát triển đảng viên mới vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu tại hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu tại hội nghị.

Về quy mô nền kinh tế, Quảng Nam đạt khoảng 112,5 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 23.951 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa ước đạt 20.880 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá ở hầu hết các nhóm ngành; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Bên cạnh những mặt tốt đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thẳng thắng nhìn nhận và báo cáo với hội nghị một số tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị trên một số lĩnh vực.

Ông Cường đề nghị cần nghiên cứu dự thảo báo cáo để có nhận định, đánh giá thật khách quan, toàn diện, sát, đúng với tình hình thực tiễn; nhất là những khó khăn, bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quá trình cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp trên.

Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều bất cập là điểm nghẽn lớn đối với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam.

Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều bất cập là điểm nghẽn lớn đối với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam.

Đặc biệt, trong năm 2023, tình hình kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến giảm 8,25% so với năm 2022. Đây là mức giảm nhiều nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay.

Tình hình thu hút đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giải ngân vốn đầu tư công... là những vấn đề còn nhiều bất cập, hạn chế và là điểm nghẽn lớn đối với sự phát triển chung của tỉnh.

“Chúng ta cần phân tích các nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình hình trên. Sự phối hợp giải quyết thủ tục hành chính và xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện giữa các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh với cấp huyện. Những việc này cần nghiêm túc nhìn nhận để cho ý kiến đánh giá về những hạn chế, tồn tại trên các mặt công tác đã sát, đúng với tình hình thực tiễn chưa...”, ông Phan Việt Cường nói.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu các đại biểu cần tập trung thảo luận, đưa ra những giải pháp dài hạn, căn cơ về lệ thuộc ngân sách, tăng trưởng, kiểm soát tốt nguồn thu, giải pháp giải quyết triệt để tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu các đại biểu cần tập trung thảo luận, đưa ra những giải pháp dài hạn, căn cơ về lệ thuộc ngân sách, tăng trưởng, kiểm soát tốt nguồn thu, giải pháp giải quyết triệt để tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh, cần tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ; phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động vượt khó, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm mới.

“Những giải pháp dài hạn, căn cơ để hạn chế sự tác động, lệ thuộc trong việc cân đối ngân sách cần được tập trung thảo luận, đưa ra. Chúng ta phải làm sao để vừa phải tăng trưởng nguồn thu, vừa đảm bảo tính ổn định và bền vững. Giải pháp kiểm soát tốt nguồn thu, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế. Biện pháp, giải pháp giải quyết triệt để tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”, ông Cường nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.