Cần gắn trách nhiệm cá nhân với những văn bản “có vấn đề”

Nhiều công văn khi nhận được, doanh nghiệp không biết áp dụng thế nào. (Ảnh minh họa)
Nhiều công văn khi nhận được, doanh nghiệp không biết áp dụng thế nào. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chuyên gia kiến nghị, cần có chế tài cụ thể cho những văn bản kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp: "Chúng ta có hàng trăm chế tài xử lý vi phạm của công dân, nhưng chế tài cho cán bộ trong ban hành các văn bản kém chất lượng rất ít".

Gây ách tắc trong thực thi pháp luật

Phòng Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức hội thảo trực tuyến “Chất lượng Thông tư và công văn - góc nhìn từ doanh nghiệp” và đưa ra nhiều thông tin đáng suy ngẫm.

Báo cáo của VCCI cho thấy, chất lượng văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Luật, Nghị định đã rõ ràng, cụ thể hơn trước. Song, thực tế DN vẫn phải chờ Thông tư hướng dẫn mới có thể thực thi.

Số lượng Thông tư được các bộ, ngành ban hành lớn hơn nhiều so với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong 5 năm (2016 - 2020), các bộ, ngành đã ban hành hơn 2.530 Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn các Luật, Nghị định.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, nhận xét, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền của Thông tư rất thấp (dưới Nghị định và Luật), nhưng thực tế ngược lại. Có thông tư chưa thống nhất với Nghị định hoặc quy định thiếu rõ ràng, tạo cách hiểu không nhất quán và ách tắc trong thực thi pháp luật, thậm chí Thông tư còn "to hơn cả Luật".

Theo quy định, Thông tư không được "cài" điều kiện kinh doanh, hay quy định các thủ tục hành chính... nhưng thực tế tình trạng này vẫn còn. Một số Thông tư gây khó khăn cho DN được ông Tuấn chỉ ra, như Thông tư quy định lắp camera phải theo dõi khoang hành khách, trong khi Nghị định không yêu cầu. Điều này khiến tốn thêm chi phí lắp camera, đường truyền thậm chí hình ảnh riêng tư.

Nhận xét về khuyết điểm trên, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, vấn đề này thể hiện "góc nhìn nhỏ của một bộ, ngành nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến số đông DN". "Cơ quan ban hành những văn bản này cần tham vấn ý kiến cộng đồng DN, rà soát kỹ để tránh tình trạng ban hành rồi lại đình chỉ, làm giảm hiệu lực chính sách", bà Thảo nói.

Trong lĩnh vực sản xuất, cũng có những nội dung tại Thông tư "đá" Nghị định, Luật gây khó khăn cho DN. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phản ánh, sản phẩm con tôm đông lạnh dùng cho người khi xuất đi khỏi Việt Nam thì Bộ NN&PTNT giao cho một đơn vị quản lý trên cơ sở Thông tư 48 (hướng dẫn Luật An toàn Thực phẩm) kiểm tra an toàn thực phẩm với sản phẩm xuất khẩu.

Cũng sản phẩm này nhưng từ nước ngoài về Việt Nam, thì cơ quan khác lại quản lý và phải kiểm duyệt theo Luật Thú y. "Việt Nam đã hội nhập, việc công nhận sản phẩm tương đương là cơ chế chung được áp dụng, thì sao với cùng một sản phẩm ở Việt Nam lại có cách quản lý khác nhau?", chuyên gia đặt câu hỏi.

Công văn dạng "muốn hiểu ra sao thì hiểu"

Không riêng các Thông tư, ngay với công văn của bộ, ngành không phải là văn bản quy phạm pháp luật cũng mang nội dung, tính chất như quy định.

Ông Tuấn dẫn chứng Công văn 8909 của Bộ KH&ĐT, hướng dẫn một số thủ tục về đầu tư, trong khi Nghị định 31 hướng dẫn Luật Đầu tư chưa được ban hành là "có vấn đề" về thẩm quyền, khiến một số địa phương lo ngại khi thực hiện gặp khó khăn, tạo hệ lụy lớn về mặt pháp lý, gây thiệt hại và rủi ro cho DN.

Phổ biến hiện nay là tình trạng công văn trả lời nội dung về việc áp dụng pháp luật của DN không đi thẳng vào vấn đề mà trích dẫn các quy định pháp luật, khiến DN "muốn hiểu ra sao thì hiểu".

Ông Nguyễn Hoài Nam đồng tình, nhiều trường hợp nếu các bộ, ngành chưa có công văn trả lời là mọi thủ tục của DN dừng lại hết. Nhiều công văn khi nhận được, DN không biết áp dụng thế nào.

Nguyên nhân khiến các văn bản pháp luật "đá" nhau, kém chất lượng, bà Nguyễn Minh Thảo chỉ ra, do năng lực kém và thiếu cơ chế giám sát tiếp thu pháp lý.

"Thông tư là của Bộ trưởng ban hành, nhưng hiện ta chưa có chế tài, mặc dù có cơ chế khởi kiện nhưng khó thực hiện", bà Thảo nói và cho rằng, cần có cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành.

Ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị, cần có chế tài cụ thể cho những văn bản kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của DN. "Chúng ta có hàng trăm chế tài xử lý vi phạm của công dân, nhưng chế tài cho cán bộ trong ban hành các văn bản kém chất lượng rất ít", ông Nam nêu.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI đề xuất, cần nâng cao và phát huy vai trò của cơ quan "gác cửa" chất lượng Thông tư, gắn trách nhiệm cá nhân với những Thông tư có vấn đề, gây thiệt hại cho DN và nền kinh tế.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các buổi livestream của streamer ViruSs thu hút hàng triệu lượt xem. (Ảnh: Gia Hải)

Từ “Drama tình ái của nam streamer”: Đừng để "truyền thông bẩn" dẫn dắt

(PLVN) - Truyền thông “bẩn” , nội dung xàm xí hay vô bổ…dưới một cách thức nào đó được nhiều người quan tâm, theo dõi… rồi bị lên án, phanh phui. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều quên rằng, nội dung, thông tin và có được tiếp nhận, lan truyền hay không phụ thuộc vào chính khán giả, đọc giả và những “mắt xem” mà chẳng có bất kỳ sự ép buộc nào cả. Vậy, khi trách, khi lên án, phải chăng, chúng ra đã quên mất người xem?

Đọc thêm

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?