Cần "dũng cảm" khi hy sinh vì quốc phòng, an ninh mới là liệt sĩ?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, phải để nhân dân và người trong cuộc nói lên tiếng nói của mình khi xét công nhận một trường hợp nào đó là liệt sỹ. Nếu cần thiết, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ làm việc với Bộ LĐTB&XH về các vụ việc liên quan.

[links()]Nhấn mạnh đến đánh giá của dư luận, của nhân dân địa phương và các ngành chức năng trong việc xác nhận một hành động dũng cảm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, phải để nhân dân và người trong cuộc nói lên tiếng nói của mình khi xét công nhận một trường hợp nào đó là liệt sỹ. Nếu cần thiết, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ làm việc với Bộ LĐTB&XH về các vụ việc liên quan.
vv
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 
Phải để dư luận và người trong cuộc lên tiếng

Ông Hùng cho biết, quy định thế nào là dũng cảm trong việc ưu đãi người có công là câu chuyện đã nhiều lần được thảo luận tại các cuộc làm việc hoặc những hoạt động có tính chất thẩm tra của các cơ quan chức năng.

Theo ông Hùng, tiêu chí để công nhận dũng cảm phải tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nhưng cần thiết phải dựa vào ba tiêu chí: Thứ nhất là tính chất và mức độ nguy hiểm của nhiệm vụ cụ thể đó. Thứ hai là sự tác động của hành vi đó trong giáo dục, trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân. Thứ ba, phải dựa vào dư luận của quần chúng nhân dân ở địa phương và ý kiến đánh giá của ngành chức năng, các cơ quan có liên quan. Nhân dân là người sáng suốt, bởi vậy phải để nhân dân và những người trong cuộc có tiếng nói của mình. 
Liên quan đến tiêu chí thứ ba này, ông Hùng dẫn chứng: “Vụ kiểm lâm Lê Văn Phượng, nguyên cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên trong khi thi hành công vụ (cùng đồng đội đến hiện trường trong đêm để chặn xe chở gỗ lậu) đã bị lâm tặc sát hại. Vậy thì cái đêm chặn xe hôm đó chỉ có người trong cuộc, những đồng đội của anh mới chứng minh được, họ mới được chứng kiến toàn bộ diễn biến sự việc xảy ra như thế nào, thế thì cơ quan chức năng phải để cho người ta nói. Chứ “anh” cứ ở trên này (Hà Nội) rồi “anh” bảo người ta chết là do tai nạn, là không dũng cảm?.
“Anh” không có mặt ở đó thì làm sao “anh” suy xét và đánh giá được hết sự việc?. Vì thế, như tôi đã nói, một trong những tiêu chí phải có, đó là sự đánh giá của dư luận, của nhân dân địa phương, của các ngành chức năng và người trong cuộc. Phải có những nguyên tắc xác minh tính chất của hành vi để từ đó mới xác định được thế nào là dũng cảm”.
Vậy có cần thiết phải thêm yếu tố “dũng cảm” trước hành động đấu tranh chống tội phạm hoặc thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh mới được công nhận là liệt sỹ?.
“Khi phúc tra dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung, chúng tôi cũng thảo luận nhiều về vấn đề này và thấy rằng trong một số trường hợp cũng phải có cụm từ dũng cảm. Dũng cảm ở đây thể hiện việc người ta có ý thức khi làm công việc đó, biết được mức độ và tính chất nguy hiểm cũng như ý nghĩa, hiệu quả và tác động của việc mình làm. Cho nên, trong nhiều trường hợp, tuy không phải nhiệm vụ được phân công nhưng người ta vẫn sẵn sàng xả thân thì điều đó càng đáng tôn vinh”, ông Hùng nêu quan điểm.
Hướng dẫn càng cụ thể càng tốt
Ông Hùng cũng thừa nhận, do không có văn bản giải thích từ ngữ thế nào là hành động dũng cảm nên cách hiểu, cách vận dụng có khác nhau.
“Trên tinh thần đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã thảo luận khá nhiều vấn đề này. Theo Điều 11 Pháp lệnh sửa đổi thì trong 11 trường hợp được công nhận là liệt sỹ thì có 10 trường hợp không có cụm từ dũng cảm (trong đó có đấu tranh chống tội phạm), điều này có thể hiểu là anh đang làm nhiệm vụ đó mà hy sinh thì đều được công nhận”, ông Hùng nói. 
Đề cập đến việc cụ thể hóa những quy định của Pháp lệnh, ông Hùng cho rằng, Pháp lệnh không thể nói hết được mọi vấn đề, bởi vậy các văn bản hướng dẫn càng nói được cụ thể càng tốt; phải có những quy định cụ thể, hướng dẫn cụ thể để quá trình thực hiện không bị vướng mắc. Tất nhiên trong văn bản quy phạm pháp luật cũng không thể quy định được tất cả các trường hợp, nhưng những nguyên tắc cơ bản phải có.
Nghị định của Chính phủ  phải cụ thể hóa, tức là hành động dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân phải được hiểu cụ thể như thế nào?. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ có trách nhiệm giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Pháp lệnh. 
Liên quan đến các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua (vụ Thiếu tá Trần Duy Nghĩa (tỉnh Yên Bái) bị đối tượng đi xe máy đâm chết ngày 4/2/2011 trong khi đang bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông; vụ đồng công an viên Phạm Đức Ninh (tỉnh Bình Phước) bị các đối tượng côn đồ đánh chết khi được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII...) nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sỹ, ông Hùng cho biết, ông đã nghe dư luận nói đến vấn đề này.
“Tôi chưa đánh giá là có tiêu cực hay thờ ơ, vô cảm mà chỉ xem như đang có quan điểm, ý kiến khác nhau về các vụ việc trên. Và người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chính Phủ là Bộ LĐTB&XH và các cơ quan chức năng của Bộ. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh vấn đề này và sẽ có cuộc làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ Lao động. Báo chí cũng cần cung cấp thông tin để chúng tôi có cơ sở”- ông Hùng khẳng định.
Vân Anh

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...