Cần định lượng rõ các tiêu chí để xin nhập quốc tịch trong trường hợp đặc biệt

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: daibieunhandan.vn)
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: daibieunhandan.vn)
(PLVN) - Theo đại biểu Quốc hội, việc “có công lao đặc biệt” hay “có lợi cho Nhà nước” là những khái niệm có tính định tính cao. Nếu không được cụ thể hóa thành các tiêu chí định lượng rõ ràng thì sẽ rất khó để áp dụng thống nhất và công bằng trong việc xin nhập quốc tịch Việt Nam với các trường hợp đặc biệt.

Chiều 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về một số dự án luật, trong đó có dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Thảo luận tại Tổ 1, Đại biểu (ĐB) Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhất trí cao với nhiều nội dung đã được sửa đổi trong dự thảo Luật, ĐB Hà đóng góp thêm vào những nội dung lớn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, về vấn đề người xin nhập quốc tịch Việt Nam muốn giữ quốc tịch nước ngoài, ĐB cho rằng dự thảo hiện vẫn còn thiếu một nội dung rất quan trọng là quy định về bảo hộ công dân trong trường hợp đa quốc tịch. Thực tiễn quốc tế đã ghi nhận nhiều trường hợp xung đột ngoại giao phát sinh khi một công dân mang nhiều quốc tịch gặp vấn đề pháp lý ở nước thứ ba - lúc này, có nhiều quốc gia cùng tuyên bố quyền bảo hộ, hoặc không quốc gia nào đứng ra bảo hộ vì không xác định được quốc tịch “hiệu lực” tại thời điểm đó.

Pháp luật quốc tế có thừa nhận quyền của quốc gia bảo hộ công dân mang nhiều quốc tịch, nhưng cần căn cứ vào các yếu tố thực tế như nơi cư trú thường xuyên, quan hệ lợi ích, ý chí lựa chọn quốc tịch chính... Vì vậy, ĐB Hà kiến nghị dự thảo cần bổ sung nguyên tắc về xác định quốc tịch hiệu lực trong trường hợp đa quốc tịch, làm cơ sở để Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hộ công dân khi họ sinh sống, làm việc hoặc gặp rủi ro pháp lý ở nước ngoài.

Về hạn chế quyền đối với người có nhiều quốc tịch, ĐB Hà tán thành nguyên tắc quy định một số quyền và nghĩa vụ chỉ dành cho người có quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia. Đây là thông lệ được nhiều quốc gia áp dụng, nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia trong bối cảnh công dân có thể mang nhiều quốc tịch.

Tuy nhiên, phạm vi hạn chế được quy định trong dự thảo hiện nay là quá rộng, cần được rà soát lại để bảo đảm tính hợp lý và khả thi. Do đó, ĐB kiến nghị lược bỏ quy định hạn chế quyền bầu cử và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập của dự thảo.

Về xin nhập quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt, đây là nội dung thu hút sự quan tâm lớn trong dự thảo lần này. Thực tiễn đã cho thấy, chính sách nhập quốc tịch trong trường hợp đặc biệt - dành cho những cá nhân có công lao hoặc lợi ích đặc biệt đối với Nhà nước ta - là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện quy định này vẫn còn nhiều bất cập.

Theo ĐB, việc “có công lao đặc biệt” hay “có lợi cho Nhà nước” là những khái niệm có tính định tính cao. Nếu không được cụ thể hóa thành các tiêu chí định lượng rõ ràng thì sẽ rất khó để áp dụng thống nhất và công bằng. Kinh nghiệm quốc tế rất đáng tham khảo. Mỹ đã có các chương trình nhập quốc tịch rõ ràng cho nhà đầu tư và chuyên gia. Nhật Bản sử dụng hệ thống bảng điểm để xét duyệt lao động tay nghề cao. Việt Nam nên học hỏi các mô hình này để hoàn thiện chính sách thu hút và giữ chân nhân tài.

Từ đó, ĐB kiến nghị dự thảo Luật cần bổ sung một điều khoản riêng về chính sách quốc tịch đối với các đối tượng như nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, thể thao và nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, giao Chính phủ ban hành tiêu chí cụ thể, có thể theo hướng xây dựng bảng điểm như mô hình Nhật Bản để bảo đảm tính minh bạch, khách quan và khả thi.

Góp ý dự thảo Luật tại Tổ 8, ĐB Bế Minh Đức (Đoàn Cao Bằng) cho rằng, dự thảo Luật cần thể chế hóa được yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về vấn đề này.

Theo ĐB, nhóm giải pháp thứ 4 nêu trong Nghị quyết 57- NQ/TW yêu cầu có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, chỉ huy, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, nội dung này chưa được thể hiện rõ trong dự thảo Luật. ĐB đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể nhằm thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW, qua đó tạo cơ chế thu hút, trọng dụng hiệu quả các chuyên gia, nhà khoa học, tổng công trình sư trong và ngoài nước.

Cũng tại Tổ 8, ĐB Quàng Thị Nguyệt (Đoàn Điện Biên) đề nghị làm rõ quy định về điều kiện “thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên” để được nhập quốc tịch. Theo ĐB, cần quy định rõ đây là thời gian thường trú liên tục hay cộng dồn. ĐB đề xuất nên tính tổng thời gian thường trú là 5 năm, có thể liên tục hoặc không liên tục.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.