Cần điều chỉnh phương thức hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương. (Ảnh: quochoi.vn)
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ở những vùng, miền khó khăn…

Phổ cập dịch vụ viễn thông cho 1.245 thôn tại khu vực khó khăn

Báo cáo với Đoàn Giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” tại cuộc làm việc mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Bùi Hoàng Phương cho biết, để triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-BTT&TT ngày 31/3/2022 về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ TT&TT thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Đối với việc xây dựng phương án và quyết định theo thẩm quyền về việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, internet từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) Việt Nam, đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BTT&TT ngày 28/10/2022 hướng dẫn thực hiện. Trong đó, Bộ TT&TT đã công bố danh sách các thôn thuộc khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông thuộc đối tượng được hỗ trợ cung cấp dịch vụ VTCI; bao gồm 5.156 thôn (4.618 thôn đã có điện được Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng và 538 thôn chưa có điện sẽ được Chương trình hỗ trợ khi có điện để phát triển hạ tầng).

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, để triển khai xây dựng định mức chi phí làm cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp đối với 1.245 thôn thuộc khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông đã được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển từ năm 2021 đến hết tháng 8/2022, Bộ TT&TT đã tổ chức xây dựng, ban hành Quyết định số 1669/QĐ- Bộ TT&TT ngày 29/8/2023 ban hành Thiết kế tiêu chuẩn trạm thu phát sóng - BTS và công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu tối thiểu cung cấp dịch vụ VTCI tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông.

Để thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VTCI tại khu vực khó khăn, Bộ TT&TT đã tổ chức rà soát, xác định và công bố các thôn thuộc khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông từ nguồn Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam là 401 thôn tại Quyết định số 969/QĐ-BTT&TT ngày 6/6/2023 và Quyết định số 1851/QĐ-BTT&TT ngày 27/9/2023.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tăng cường cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ở những vùng, miền khó khăn. (Ảnh minh họa - Nguồn: dangcongsan.vn)

Tăng cường cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ở những vùng, miền khó khăn.

(Ảnh minh họa - Nguồn: dangcongsan.vn)

Về triển khai thực hiện chính sách và giải pháp thực hiện, theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, hiện nay, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đang xây dựng hồ sơ để phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện nhiệm vụ. Đối với 1.245 thôn thuộc khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện đầu tư phát triển từ năm 2021 đến hết tháng 8/2022, phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VTCI tại các thôn này được thực hiện theo phương thức đặt hàng. Pháp luật về đặt hàng cung cấp dịch vụ công hiện nay (Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) quy định điều kiện đặt hàng phải có giá, đơn giá tính đủ chi phí, do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo quy định của pháp luật viễn thông hiện nay, chỉ có giá dịch vụ VTCI cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, chưa có quy định về xác định giá cung cấp dịch vụ VTCI tính đủ chi phí cho 1 thôn nên việc xây dựng phương án giá tính đủ chi phí cung cấp dịch vụ cho một thôn của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, bất cập. Chẳng hạn, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp viễn thông đối với mỗi dự án gồm nhiều địa bàn đầu tư, nhiều địa điểm đầu tư, nhiều địa bàn, ở nhiều thôn, giá trị hoàn thành công trình tính cho cả dự án, không tính riêng cho từng thôn nên ngoài thiết bị đầu tư trực tiếp tại mỗi thôn, khó xác định chi phí đầu tư đầy đủ cho mỗi thôn để tính đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ cho mỗi thôn như quy định về đặt hàng. Ngoài ra, việc tổng hợp giá trị thiết bị từ nhiều nguồn để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản để tính đủ chi phí khấu hao tài sản cố định ở mỗi thôn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong điều kiện phòng, chống COVID-19 vừa qua…

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho rằng, việc tính đầy đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ VTCI cho từng thôn hiện thiếu cơ sở pháp lý, phức tạp trong thực tiễn; khó bảo đảm điều kiện để thực hiện hỗ trợ theo phương thức đặt hàng. Hiện nay, Bộ TT&TT đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và cơ chế hỗ trợ tài chính cho phù hợp với đặc thù của ngành và thực tế đã triển khai.

Đối với các thôn chưa có dịch vụ viễn thông (theo Quyết định số 2269/QĐ-TTg thực hiện theo phương thức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ), việc tổ chức khảo sát lập dự toán chi tiết cần nhiều thời gian, chi phí (các doanh nghiệp được đề nghị cung cấp báo giá không thuyết minh được các cơ sở tính toán cụ thể). Do đó, đến nay chưa triển khai được công tác đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VTCI tại các thôn này.

Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, hiện nay, Bộ TT&TT đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2269/QĐ-TTg, có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn đối với các trường hợp.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...