Cần điều chỉnh cơ chế đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một vấn đề đặt ra đối với ngành BHXH là có quá ít người tham gia BHXH tự nguyện, mặc dù ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích người dân tham gia. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các quyền lợi BHXH tự nguyện mang lại quá ít so với BHXH bắt buộc (gồm lương hưu, tử tuất và BHXH một lần).

Một vấn đề đặt ra đối với ngành BHXH là có quá ít người tham gia BHXH tự nguyện, mặc dù ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích người dân tham gia. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các quyền lợi BHXH tự nguyện mang lại quá ít so với BHXH bắt buộc (gồm lương hưu, tử tuất và BHXH một lần).

Chỉ như tiền gửi tiết kiệm
Chị Nguyễn Thị Hà, ở thị trấn Minh Đức (huyện Thủy Nguyên) là lao động tự do, muốn tìm hiểu về chế độ BHXH tự nguyện để tham gia. Hiện, mức thu nhập của chị là 2 triệu đồng/tháng. Nếu mức thu nhập này, để tham gia BHXH thì từ tháng 1-2010, chị sẽ đóng 360 nghìn đồng/tháng, tương đương 18% mức thu nhập. Theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, chị Hà có thể chọn đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Sau thời gian suy đi tính lại và hỏi cặn kẽ nhiều người, chị Hà quyết định không tham gia BHXH tự nguyện cho dù nó đem lại hy vọng có lương hưu cho những người lao động tự do như chị. Chị Hà bộc bạch: “Tôi thấy đóng BHXH tự nguyện mấy chục năm, nhưng đến khi nhận chế độ cũng chẳng có gì hơn là mình bỏ lợn tiết kiệm. Vậy tôi sẽ gửi tiết kiệm không thời hạn cho chắc chắn và muốn lấy lúc nào tùy thích…”. Không chỉ riêng chị Hà, mà nhiều người lao động cũng có suy nghĩ như vậy sau khi tìm hiểu điều kiện, chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.

Cần điều chỉnh cơ chế đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ảnh 1

Những phụ nữ lao động tự do tìm hiểu, trao đổi về cơ chế BHXH tự nguyện.                                                                                                 Ảnh: Minh Hải

Số ít người lao động tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ thời gian đóng (25 năm đối với nữ và 30 năm đối với nam) để được hưởng lương hưu, buộc phải tham gia BHXH tự song vẫn không thoải mái, vì cũng là đóng tiền như nhau, nhưng chế độ hưởng lại có sự “phân biệt đối xử”…

Với mong muốn bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn cho người dân, đặc biệt là những người lao động không có thu nhập thường xuyên, không thuộc khu vực làm công ăn lương, BHXH tự nguyện ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Tuy nhiên, theo BHXH Hải Phòng, đến hết năm 2009, tức là sau 2 năm thực hiện mới có 1259 người tham gia với số tiền  hơn 2,3 tỷ đồng. So với hàng trăm nghìn người lao động hiện là nông dân, đang làm việc trong các làng nghề và lao động tự do như chị Hà thì số lượng này còn quá ít.

Quyền lợi ít, việc tuyên truyền chưa tốt

Bên cạnh nguyên nhân quyền lợi ít hơn so với BHXH bắt buộc, lý do người lao động không mặn mà với loại hình bảo hiểm này còn có nguyên nhân từ công tác tuyên truyền chưa tốt, do đó người dân chưa thấu hiểu về chính sách này.

Theo quy định của Luật BHXH, mức lương hưu của người lao động được tính bằng 45% mức lương trung bình tham gia của người lao động. Ví dụ, trong cả quãng thời gian 20 năm đóng BHXH tự nguyện, người lao động có 10 năm đóng theo mức lương 2 triệu đồng, 10 năm đóng theo mức lương 3 triệu đồng/tháng, cơ quan quản lý sẽ tính ra mức lương trung bình của người lao động trong 20 năm là 2,5 triệu đồng/tháng. Lương hưu của người lao động sẽ bằng 45% của 2,5 triệu đồng này và được cộng thêm tiền theo tỷ lệ trượt giá do Chính phủ quy định. Trong trường hợp người lao động đóng nhiều hơn 20 năm, thì mỗi năm đóng thêm, họ sẽ được hưởng thêm 2% nữa đối với nam và 3% đối với nữ. Hàng năm, lương hưu được điều chỉnh dựa trên mức tăng chỉ số giá sinh họat về tăng trưởng kinh tế do Chính phủ quy định.

Sau khi được giải thích về mức đóng và mức hưởng như vậy, chị Hà không tham gia đóng BHXH tự nguyện nữa vì tính đơn giản đến khi về hưu, được hưởng mức lương hơn 1 triệu đồng cộng với tỷ lệ trượt giá. Số tiền ấy không bảo đảm cuộc sống sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của chị và gia đình. Chị chọn cách gửi ngân hàng với hy vọng lãi suất cao hơn…

Do vậy, để nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia BHXH tự nguyện, cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giải đáp chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện và có sự điều chỉnh quyền lợi, mức đóng, mức hưởng phù hợp, bảo đảm quyền lợi của người tham gia loại hình bảo hiểm này.

Thanh Thủy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.