Cần cụ thể hoá hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phân chia tài sản chung của vợ chồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Để có cách hiểu, áp dụng thống nhất và hạn chế ý chí cá nhân của người xét xử, cần cụ thể hoá hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phân chia tài sản chung của vợ chồng”, đây là quan điểm của Thạc sĩ Luật Nguyễn Mạnh Thuật trong một vụ án ly hôn được xét xử mới đây.

Tài sản chung của vợ chồng nhưng Tòa chia 70-30?

Theo Thạc sĩ Luật Nguyễn Mạnh Thuật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) chỉ nêu nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác theo khoản 2, Điều 59, còn mức độ, tỷ lệ như thế nào còn phụ thuộc vào Thẩm phán, HĐXX quyết định nhưng họ phải diễn giải các căn cứ cho việc phân chia tỷ lệ đó.

Tuy nhiên, trên thực tế việc phân chia tài sản chung trong nhiều vụ án ly hôn đang gặp phải những vấn đề bất cập, rắc rối vì quy định không rõ ràng. Vụ án dưới đây là một minh chứng.

Theo Bản án sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp ly hôn, con chung và tài sản và Bản án phúc thẩm mới đây giữa chị Đ.T.A là bị đơn và anh T.Đ.H là nguyên đơn, tại phần quyết định của Bản án phúc thẩm xác định rất rõ:

Tài sản chung của vợ chồng anh chị gồm: 01 thửa đất ở diện tích 319,3m2, diện tích đo thực tế là 329,5m2 trị giá 5.931.000.000đ; 01 nhà ở hai tầng, diện tích 80,4m2 trị giá 438.307.200đ; 01 dãy nhà trọ gồm 15 phòng trọ trị giá 1.227.772.800đ; 01 bán mái trước nhà hai tầng trị giá 3.135.600đ; 01 bán mái đầu hồi nhà và đoạn sân trị giá 17.547.300đ; 01 kiốt loại B trị giá 9.720.000đ; 01 cổng sắt trị giá 10.506.240đ; 01 nhà bếp trị giá 10.534.050đ; tường rào trị giá 1.263.600đ; 01 sân lát gạch Kinh Bắc diện tích 67,8m2 trị giá 1.762.800đ. Tổng cộng tài sản trị giá 7.651.549.590đ.

Tại phần phân chia tài sản chung, Bản án nêu rõ: Giao cho chị Đ.T.A quản lý phần diện tích đất ở 108,4m2 đất ở trị giá 1.951.200.000đ, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Tổng giá trị tài sản chị A được giao là 3.184.571.720đ.

Anh T.Đ.H được chia 221,1m2 đất ở trị giá 3.979.800.000đ, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Tổng tài sản anh H được giao là 4.466.977.870đ.

Tuy nhiên, chị Đ.T.A phải trả anh T.Đ.H 540.996.925đ tiền chênh lệch tài sản (gồm tiền chênh lệch tài sản trên đất là 367.345.885đ; tiền chênh lệch giá trị đất là 171.900.000đ) bản án nêu.

Theo hai bản án tuyên thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng thì tổng tài sản anh H nhận được sẽ là 5.007.974.795đ, còn chị A nhận được tổng tài sản là 2.643.574795đ.

Pháp luật không thể ngầm hiểu hoặc hiểu nhầm

Trao đổi với phóng viên, người đại diện theo ủy quyền của chị Đ.T.A bày tỏ: “Trong khi anh H là người có lỗi (có video kèm theo) và cũng chính anh H làm đơn bỏ vợ. Từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, chị Đ.T.A phải nuôi dạy 2 con, anh H không đóng góp cho vợ 1 xu nào (mặc dù Tòa án tuyên anh H phải đóng góp cho chị A tiền nuôi con hàng tháng).

Vì vậy, tôi đã khiếu nại toàn bộ phần phân chia tài sản chung, đồng thời tôi cũng đề nghị làm rõ phần phân chia tài sản chung của vợ chồng anh H và chị A tại sao lại có tỉ lệ là 70-30 trong khi người chồng có lỗi? Hiện chị A là người bệnh tật, ốm đau thường xuyên nhưng Tòa án đã không quan tâm tới điều này?”.

Cũng theo người đại diện theo ủy quyền của chị Đ.T.A, chị đã gửi đơn khiếu nại và đề nghị lần 2 tới cơ quan tố tụng, nhưng chị chưa nhận được câu trả lời. Hiện người đại diện theo ủy quyền của chị A đã gửi đơn tới Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm đối với bản án nêu trên.

Liên quan tới việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật nêu quan điểm: “Khi ly hôn, Tòa án giải quyết chia tài sản chung vợ chồng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật HN&GĐ 2014.

Vì thực tế mức độ mâu thuẫn, tình trạng quan hệ, tình trạng tài sản, công sức đóng góp, tình trạng mỗi bên trong quan hệ… của mỗi vụ việc đều rất khác nhau, không định lượng, định tính được nên không thể quy về một công thức chung.

Do vậy, Luật HN&GĐ chỉ nêu nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác theo khoản 2 Điều 59, còn mức độ, tỷ lệ như thế nào sẽ giao cho Thẩm phán, HĐXX quyết định nhưng họ phải diễn giải các căn cứ cho việc (tỷ lệ) chia đó. Bản chất định tính, định lượng quan hệ xã hội sẽ rất khó và không thể tuyệt đối.

“Để có cách hiểu, áp dụng thống nhất và hạn chế ý chí cá nhân của người xét xử, theo tôi nên ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết cụ thể hoá hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phân chia tài sản chung vợ chồng.

Ví dụ, 4 yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 thì mỗi yếu tố có thể làm thay đổi tỷ lệ phân chia theo một khung biên độ nhất định. Nếu cho 4 yếu tố đó làm thay đổi tỷ lệ phân chia 50% thì mỗi yếu tố thay đổi 12.5%. Như vậy, thêm hoặc bớt một yếu tố mà chia tăng hay giảm. Tuy nhiên, cần hướng dẫn chi tiết hơn việc yếu tố cũng như các tình tiết loại trừ”, Thạc sĩ Thuật bày tỏ.

Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho hay: “… Luật HN&GĐ nêu nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác theo khoản 2, Điều 59, còn mức độ, tỷ lệ như thế nào sẽ giao cho Thẩm phán, HĐXX quyết định nhưng họ phải diễn giải các căn cứ cho tỷ lệ chia đó. Đặc biệt phải tính đến lỗi của các bên và nghiêng về bảo vệ người phụ nữ để làm căn cứ phân chia tài sản chung của vợ chồng".

Cũng nêu quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ - nguyên Trưởng bộ môn Luật HN&GĐ Đại học Luật Hà Nội: “Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là chia đôi (50-50), tuy nhiên có tính đến công lao đóng góp và lỗi của các bên để tính nhưng tỉ lệ chia không thể quá chênh lệch. Có thể là 60-40; 65-35, tùy từng vụ việc cụ thể. Hiện nay không có những văn bản cụ thể để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn áp dụng phân chia tỉ lệ tài sản chung của vợ chồng cho nên khi Thẩm phán, HĐXX áp dụng cũng rất khác nhau.".

"Nhiều vụ án phân chia tài sản quá chênh lệch khiến cho đương sự bức xúc… Tại điểm D của Điều 59 Luật HN&GĐ cũng tính đến lỗi của vợ/chồng nhưng cũng không chỉ ra cụ thể phải chịu phần tài sản ít hơn là bao nhiêu. Đây là điều bất cập”, TS Nguyễn Văn Cừ phân tích.

Khoản 2, Điều 59 Luật HN&GĐ: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.