Cần có quy chuẩn ứng xử trên mạng xã hội

Cần có quy chuẩn ứng xử trên mạng xã hội
(PLO) -Cho đến nay, dù đã trải qua nhiều tuần, nghiên cứu về cải cách tiếng Việt của GS Bùi Hiền vẫn tiếp tục trở thành miếng “mồi ngon” của cư dân mạng.

Không biết bao nhiêu “chế phẩm” được cư dân mạng tạo ra để chế nhạo ông: Từ ứng dụng chuyển đổi chữ viết hiện tại thành kí tự như trong cải cách (mà chủ yếu là ngôn ngữ chửi bậy) cho đến cả việc photoshop một... bia mộ giả với kí tự của GS Bùi Hiền để truyền nhau trên mạng.

Người lên tiếng bênh vực ông là tiến sĩ Đoàn Hương cũng bị "vạ lây" khi nhận bao lời mắng chửi của cư dân mạng. Thậm chí, người ta còn ghép ảnh GS Bùi Hiền và TS Đoàn Hương trong những bộ quần áo hết sức dị hợm và dùng những ngôn từ kinh khủng khi nói về họ.

Dường như, cư dân mạng đang trong một cơn “cuồng ném đá” khi bất cứ điều gì vào đến tay họ cũng trở thành mục tiêu để chửi bới, lăng mạ. Một hoa hậu không đẹp đăng quang, lập tức cả cha mẹ bị lôi ra bêu riếu. Hàng trăm hình ảnh ghép gương mặt hoa hậu với các loài động vật được cư dân mạng truyền nhau, cười hả hê.

Một phát ngôn thiếu cẩn trọng của người nổi tiếng, lập tức câu nói bị đem ra mổ xẻ, và tác giả của nó bị cư dân mạng chửi rủa không thương tiếc với những lời lẽ kinh khủng nhất. Một hành vi sai trái bị quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng, lập tức chủ thể trong ảnh bị dò tìm tận đến gia đình, bị chửi bới, nhắn tin khủng bố, gọi điện hăm doạ...

Một người phụ nữ bắt nạt một bà cụ, clip bị tung lên mạng, người phụ nữ này đã phải đối diện với sự trừng phạt khủng khiếp tới mức, bà chia sẻ đã từng muốn tự sát, và may mà có gia đình bên cạnh động viên để vượt qua.

Giờ đây, với chiếc điện thoại thông minh trên tay, bất cứ ai cũng có thể trở thành một quan toà, thoả thuê phán xử. Cùng với tác dụng quay phim, chụp ảnh, mỗi người đều có thể quay lại những hình ảnh “chưa đẹp mắt” của người khác để bêu riếu trên mạng. Có những câu chuyện chỉ là nhỏ bé, chuyện sai quấy vặt vãnh trong đời thường, mà đáng ra người ta có thể bỏ qua cho nhau, nhưng khi bị đưa lên mạng xã hội, lại trở thành bị thổi phồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bị quay lén.

Không ít doanh nghiệp cũng vì những thông tin thất thiệt trên mạng mà trở nên điêu đứng, làm ăn thua lỗ. Mạng xã hội với cơn “cuồng” của đám đông, sự thiếu cẩn trọng suy xét, phát ngôn chửi bới vô tội vạ đã trở thành mảnh đất lý tưởng cho những kẻ ác miệng, thích tung tin đồn nhảm, gây sự chú ý, và đặc biệt là những kẻ rắp tâm hạ bệ người khác vì mục tiêu đen tối của mình.

Chính vì vậy, mạng xã hội rất cần một sự sắp xếp quy củ bởi việc ban hành những quy chuẩn ứng xử chung và hợp lý, nhằm phát huy điểm tích cực và hạn chế các tiêu cực. Đồng thời với quy chuẩn là các chế tài mạnh mẽ để giúp những “anh hùng bàn phím” bớt đi những hành vi sai quấy, thiếu trách nhiệm, cũng như bảo vệ được người dùng, đó mới là điều cần làm nhất.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...