Cần có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ để xử lý nợ xấu tốt hơn

Năm 2017, hành lang pháp lý đối với tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu đã dần được hoàn thiện. Nhưng thực hiện tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu hiệu quả theo Nghị quyết 42, các bộ, ngành liên quan cần ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế. Điều này thể hiện ở việc Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Về tái cơ cấu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngay từ 15/1/2018 mang tính quyết định để thực hiện hiệu quả và khả thi việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, góp phần phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Các ngân hàng yếu kém đang đứng trước cơ hội phục hồi lớn bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống đã được luật hóa.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, với Nghị quyết 42, hoạt động xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ tiến triển mạnh. Nghị quyết này đã thông qua việc hỗ trợ pháp lý cho quá trình xử lý khối tài sản bảo đảm đằng sau những khoản nợ xấu; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); đồng thời cho phép các ngân hàng linh hoạt phân bổ lãi dự thu và chênh lệch khi mua bán nợ xấu.

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện các nội dung của Nghị quyết. Cụ thể, NHNN đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 19/7/2017, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 42 trong đơn vị của mình với lộ trình thực hiện cụ thể bảo đảm tính khả thi, kịp thời. Một ngày sau đó, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN, quy định cụ thể các biện pháp, trách nhiệm mà NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC cần thực hiện để bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 42 và Đề án 1058 (Quyết định 1058 của Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng  gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020).

Để từng bước hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19 năm 2013 về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC cho phù hợp với Nghị quyết 42. NHNN cũng đã có công văn gửi Bộ Tư pháp đề xuất danh mục văn bản quy định chi tiết Nghị quyết 42. Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực triển khai thực hiện và quán triệt Nghị quyết 42 trong toàn hệ thống. Căn cứ thực trạng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đánh giá khả năng thu hồi nợ xấu, các ngân hàng đã xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 phù hợp từng thời kỳ. NHNN cũng tăng cường chỉ đạo VAMC triển khai các giải pháp về mua nợ xấu theo giá thị trường và nâng cao năng lực tài chính cho VAMC...

Theo bà Hồng, sau khi được các cơ quan Quốc hội và Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, các tổ chức tín dụng đã tích cực rà soát toàn bộ các khoản nợ, phân loại nợ, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý nợ xấu và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Theo báo cáo đánh giá sơ bộ bước đầu, đến 30/11/2017, toàn hệ thống xử lý được 39,9 nghìn tỷ đồng và ước tính đến 31/12/2017 xử lý được khoảng trên 50 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, riêng 6 tổ chức tín dụng được lựa chọn tập trung chỉ đạo xử lý nợ xấu, gồm Agribank, BIDV, VietinBank, ACB, Sacombank, Techcombank tính đến 30/11/2017 đã được xử lý là 20,44 nghìn tỷ đồng, bằng 51,3% nợ xấu được xử lý toàn hệ thống.

Vấn đề xử lý tài sản cần tháo gỡ

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Theo NHNN quá trình triển khai cũng còn một số khó khăn nhất định. Một số bộ, ngành chưa ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Nghị quyết 42 nên chưa có sự triển khai đồng bộ cũng như phối hợp từ các ngành, các cấp.

Đại diện NHNN cho biết, hiện các ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn trong việc thu giữ tài sản do khách hàng thiếu hợp tác hoặc sự phản kháng của bên bảo đảm, bên vay. Một số cơ quan chức năng ở nhiều nơi chưa phối hợp, chưa tham gia cùng ngân hàng vì chưa có hướng dẫn để phân công trách nhiệm.

Ngay cả, nợ xấu cho vay trong lĩnh vực bất động sản khó xử lý do việc trả nợ phụ thuộc vào việc xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay, mặc dù đã có Nghị quyết 42 nhưng việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, khách hàng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư để thực hiện dự án bất động sản không phải trực tiếp là chủ dự án. Trong khi đó, dự án lại chưa được hoàn thiện nên ngân hàng không thể áp dụng biện pháp thu giữ tài sản để xử lý. Việc xử lý phải thông qua biện pháp khởi kiện, trong trường hợp có bản án thì việc thi hành án để phát mại tài sản là quyền tài sản cũng khó khăn.

Một ví dụ khác, khách hàng thế chấp dự án đầu tư, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện để áp dụng Điều 10 của Nghị quyết 42 về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản.

Đối với các tài sản bảo đảm không đủ điều kiện áp dụng biện pháp thu giữ, bán nợ hoặc áp dụng thủ tục rút gọn thì ngân hàng buộc phải khởi kiện theo trình tự thông thường. Tuy nhiên, việc này mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, một số khoản vay, khách hàng của tổ chức tín dụng có liên quan đến các vụ án và đang trong quá trình điều tra, xét xử nên việc xử lý tài sản bảo đảm, khoản nợ cần phải được có sự chấp thuận của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Mặc dù Tòa án nhân Tối cao đã có công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19.7.2017 hướng dẫn tòa án các cấp giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu nhưng thực tế, vẫn cần có hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án. Việc xử lý vụ án, xử lý tài sản thường mất nhiều thời gian, đặc biệt khi các vụ án có nhiều tính tiết phát sinh mới hoặc một trong các bên tuyên bố phá sản… Do đó, các tổ chức tín dụng khó dự báo được kế hoạch, tiến độ xử lý các khoản nợ xấu để đưa vào phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp nhưng cho đến nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp. Điều này dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Trong thời gian tới,  lãnh đạo NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến độ, kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 của các tổ chức tín dụng; đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh và các giải pháp về xử lý nợ xấu, nhất là các giải pháp theo Nghị quyết 42.

Bên cạnh đó, các TCTD tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đảm bảo theo đúng lộ trình đề ra. Xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh việc triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II, các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế đi đôi với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động. Tổ chức triển khai áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được phê duyệt.

Theo VGP
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.