Cần có hình thức để người dân tham gia giám sát, đánh giá về quản lý an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP (nay là Sở ATTP) TP HCM kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. (Ảnh: Lương Hổ)
Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP (nay là Sở ATTP) TP HCM kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. (Ảnh: Lương Hổ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (BCĐ), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở vấn đề các cơ quan truyền thông cần có các hình thức để người dân tham gia giám sát, đánh giá mức độ tuân thủ quy định an toàn thực phẩm (ATTP) của DN, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, từ đó cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh, kiểm tra, công bố.

Năm 2023, có 28 trường hợp ngộ độc thực phẩm tử vong

Theo báo cáo, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng.

Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện, đấu tranh, xử lý hơn 7.100 vụ với hơn 7.000 đối tượng vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 31 tỷ đồng…

Toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong, đáng chú ý đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum (độc tố rất hiếm gặp).

Sau 13 năm thực hiện, một số nội dung của Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP không còn phù hợp thực tiễn. Việc quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm ATTP trên môi trường internet, thương mại điện tử còn khó khăn…

Nhấn mạnh nguy cơ mất ATTP đang diễn biến phức tạp, đại diện Bộ Công an kiến nghị, phải khắc phục tình trạng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng trong quản lý ATTP tại địa phương, nhất là cấp xã; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm ATTP ngay tại thời điểm bắt đầu các lễ hội lớn, kết hợp tuyên truyền mạnh mẽ; xây dựng ngay cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, làm cơ sở để xử lý hình sự với các trường hợp tái phạm…

Giám đốc Sở ATTP TP HCM Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, hành lang pháp lý về quản lý ATTP vẫn thiếu mô hình, tổ chức triển khai hiệu quả, sát với thực tế. "Tại TP HCM hiện có 230.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tự công bố chất lượng, nên công tác thanh, kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện bảo đảm hoạt động", bà Lan nói.

Đại diện Sở Y tế TP Hà Nội thì nêu thực tế, BCĐ được tổ chức từ Trung ương xuống đến cấp huyện, nhưng tại cấp xã chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, còn việc thanh, kiểm tra là các đoàn liên ngành được thành lập theo thời điểm, thiếu chuyên môn sâu. Đại diện Sở kiến nghị, cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ về ATTP liên thông trên toàn quốc, có sự tham gia, phản ánh trực tiếp của người dân kết hợp cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm ATTP.

Còn theo đại diện Bộ Công Thương, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong lĩnh vực như kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc hàng hoá trên sàn giao dịch điện tử, tiêu huỷ hàng hoá, động, thực vật gây dịch bệnh…

Cần đổi mới phương thức, hình thức truyền thông

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, tình hình ATTP vẫn diễn biến phức tạp, đáng báo động. Nhiều hình thức sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, quảng cáo thực phẩm mới xuất hiện hết sức phức tạp, đa dạng, đặt ra yêu cầu mới với công tác quản lý ATTP.

"Công tác quản lý ATTP phải được tiếp cận liên ngành, “từ sớm, từ xa”, trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, dựa trên nghiên cứu, đánh giá, dự báo độc lập, khoa học; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người tiêu dùng thông thái", Phó Thủ tướng nói.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu BCĐ tiếp tục rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật ATTP 2010, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động về ATTP; bám sát tình hình thực tế, cập nhật phương pháp, mô hình quản lý ATTP hiện đại, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với tăng cường bảo đảm điều kiện, nguồn lực thực thi.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần đổi mới phương thức, hình thức truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở, người dân về các kiến thức ATTP; có các đợt cao điểm, xử lý các vụ việc vi phạm ATTP nghiêm trọng.

"Các cơ quan truyền thông cần có các hình thức để người dân tham gia giám sát, đánh giá mức độ tuân thủ quy định ATTP của DN, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, từ đó cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh, kiểm tra, công bố", Phó Thủ tướng gợi mở.

"Các Bộ, ngành phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho DN, người dân đăng ký công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, tiếp nhận thông tin phản ánh từ sự giám sát của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và người dân với việc tuân thủ quy định về ATTP", Phó Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh yêu cầu hiện đại hoá công tác thanh, kiểm tra, cập nhật những vấn đề mới phát sinh, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp thực hiện tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật ATTP 2010, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động về ATTP; tham mưu, đề xuất phương án nâng cao năng lực công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP; xây dựng cơ sở dữ liệu về ATTP toàn quốc, liên thông với các Bộ, ngành, địa phương.

Bộ Công Thương quản lý ATTP với các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATTP, môi trường với chợ truyền thống, siêu thị…

Phó Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm ATTP theo đúng quy định, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024 sắp tới.

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Đọc thêm

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…