Cần có cơ chế đặc thù để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Đoàn công tác kiểm tra hiện trạng công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long.
Đoàn công tác kiểm tra hiện trạng công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long.
(PLVN) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại buổi làm việc với tỉnh TT- Huế về việc khảo sát an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập vào sáng ngày 4/7. 

Tham gia cùng đoàn công tác còn có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường  Phan Xuân Dũng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải.

Đề nghị hỗ trợ ngân sách để sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, toàn tỉnh hiện có 56 hồ chứa thủy lợi, 12 hồ thủy điện với tổng dung tích các hồ thủy lợi và thủy điện khoảng 2.000 triệu m3. Trong các năm qua, nhờ chủ động được nguồn nước từ các hồ chứa nước kết hợp các đập thuỷ lợi khu vực hạ du nên đã phát huy nhiệm vụ cắt lũ tiểu mãn, lũ sớm; giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương, sông Bồ; cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp; tạo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu các sông để đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản...

Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra toàn diện và đánh giá công tác vận hành, điều tiết, quản lý và tăng cường công tác đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2020 để có các giải pháp xử lý kịp thời. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh hiện có 31 nhà máy nước sạch đạt công suất 228.170 m3/ng.đêm (chiếm 98%); 36 công trình tự chảy với công suất 5.000 m3/ng.đêm (chiếm 2%) tổng lượng nước. Hiện có 135/145 xã, phường và thị trấn sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn từ các nhà máy nước của HueWACO quản lý, với tỷ lệ hộ gia đình toàn tỉnh sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) đạt: 90%, tỷ lệ sử dụng nước sạch ở thành thị đạt 97% và vùng nông thôn đạt 85%.

Qua khảo sát, hiện một số hồ chứa nước thủy lợi có những hạng mục phụ trợ đã hư hỏng, đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm nhẹ; các thiết bị cơ khí, một số công trình đường quản lý và công trình trên kênh đã xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp. Tỉnh đề nghị Quốc hội, UBTV Quốc hội quan tâm hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương nâng cấp sửa chữa đập ngăn mặn Thảo Long; nâng cấp sữa chữa đập ngăn mặn Cửa Lác; đầu tư nâng cấp sửa chữa 8 đập, hồ chứa nước; xem xét đầu tư nâng cấp một số đường cứu hộ cứu nạn của một số hồ chứa lớn để đảm bảo an toàn trong việc phòng chống lũ lụt.

Quyết liệt triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị

Về việc triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, báo cáo với đoàn làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế cho biết, hiện tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo triển khai một số nội dung của Nghị quyết số 54-NQ/TW. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, quản lý và xây dựng phát triển tỉnh đã gặp nhiều khó khăn do phải bảo tồn các di sản văn hóa, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đoàn công tác Quốc hội đi khảo sát thực tế công tác giải phóng mặt bằng khu vực Thượng Thành.
 Đoàn công tác Quốc hội đi khảo sát thực tế công tác giải phóng mặt bằng khu vực Thượng Thành.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành các Nghị quyết riêng cho tỉnh về mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế; Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; Thành lập thành phố Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2021, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn khác Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành vào năm 2025; Có cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Cho phép tỉnh được sử dụng 100% phí tham quan nộp ngân sách nhà nước để trung tu, bảo tồn phát huy giá rị danh lam thắng cảnh, di tích và công trình trên địa bàn tỉnh...

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế thời gian qua và những tháng đầu năm 2020. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng Thừa Thiên Huế đã cho thấy sự quyết tâm của hệ thống chính trị trong phòng chống dịch và duy trì phát triển kinh tế. Đặc biệt là đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn.

“Tôi ấn tượng về công tác triển khai dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực Thường Thành của tỉnh, qua chuyến khảo sát thực tế sáng nay, tôi cảm nhận được niềm vui của người dân, sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp chính quyền, qua đây cho thấy sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh đối với dự án lịch sử này” - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh .

Ghi nhận sự nỗ lực của tỉnh trong việc tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, Phó Chủ tịch Quốc hội đồng tình với hướng đi của tỉnh và cho rằng cần có cơ chế đặc thù để thực hiện mục tiêu này. Thừa Thiên Huế cần phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện bộ tiêu chí, kiến nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét.

Về dự án di dời dân cư, giải phòng mặt bằng khu vực I di tích kinh thành Huế, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh quan tâm đến công tác duy tu, tôn tạo và bảo tồn di tích.  Sau khi hoàn thành việc di dời, có phương án về tài chính dài hơi, căng cơ, đầy đủ trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV sắp tới. Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đề nghị đưa nội dung đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập vào trong Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ sắp tới vì đây là một nội dung quan trọng, liên quan đến đời sống, sản xuất sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Với những đề xuất, kiến nghị của tỉnh TT- Huế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển giao Đoàn công tác tổng hợp để  báo cáo Chủ tịch Quốc hội sớm có những quyết sách phù hợp hỗ trợ cho tỉnh trong thời gian tới.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.