Cần có 'chợ' khoa học và công nghệ

Kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cần được hiện thực trong cuộc sống
Kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cần được hiện thực trong cuộc sống
(PLO) - Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng ở Việt Nam, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được coi trọng xứng tầm. Dường như “đích” đến của các kết quả nghiên cứu vẫn là… “ngăn kéo”.

Cung có, cầu có…

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo khảo sát có tới 85% doanh nghiệp (DN) tự thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển để có các sản phẩm mới. Chỉ có gần 14%  DN đã phối hợp với các đơn vị để triển khai nghiên cứu sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KH&CN đến DN chỉ dưới 1%. 

Thực trạng về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các DN trong các ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam rất thấp. Có đến gần 60% DN công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sử dụng công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.

Công nghệ của các DN chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ từ những nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, nhưng trên 18% là công nghệ trước năm 2005. Do đó, đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam.

Rất nhiều DN nhận thức được điều này nên tích cực triển khai đổi mới công nghệ và Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KH&CN để hỗ trợ các DN đổi mới.

Song, có một thực tế mà Bộ KH&CN cũng thừa nhận rằng mặc dù KH&CN rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng ở Việt Nam, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được coi trọng xứng tầm, nên “đích” đến của các kết quả nghiên cứu dường như vẫn là… “ngăn kéo”.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, việc liên kết và xúc tiến đóng vai trò quan trọng cho phát triển thị trường KH&CN, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ. Nhưng việc kết nối giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học với các DN hiện còn hạn chế, trong khi các sàn giao dịch KH&CN chưa khẳng định được vai trò thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế.

Chính vì thị trường KH&CN ở Việt Nam chưa phát triển nên các DN không dễ dàng tìm mua được các công nghệ, bí quyết mà họ cần. Sự liên kết giữa DN với các viện/trường, các nhà khoa học ở Việt Nam gần như chưa có.

Điều này dẫn đến nghịch lý, mặc dù Việt Nam có đội ngũ các nhà khoa học đông đảo, nhiều người có tầm ảnh hưởng quốc tế. Các DN có nhu cầu đổi mới công nghệ rất lớn, song tỷ lệ kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế lại rất thấp.

Thiếu gạch kết nối

Theo GS. Phan Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Giám đốc Học viện KH&CN, hiện có nhiều kết quả nghiên cứu ý nghĩa nhưng gặp khó khăn khi tìm kiếm mô hình thương mại hóa phù hợp với điều kiện trong nước. Vì thế, sự tham gia của các nhà khoa học có kinh nghiệm trong chuyển giao kết quả nghiên cứu ra thị trường có ý nghĩa lớn đối với các nhà khoa học trẻ, các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực công nghệ.

Với kinh nghiệm của người sở hữu 30 bằng sáng chế và nhiều sản phẩm đã được thương mại, GS.Nguyễn Sơn Bình – một trong năm nhà khoa học Mỹ gốc Việt có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2017 cho rằng, các nhà khoa học cần phải biết thị trường đang cần gì. Khi đã có kết quả nghiên cứu, họ cũng cần kết nối với các DN và các nhà khoa học ở lĩnh vực khác cùng hoàn thiện để có sản phẩm hữu ích nhất cho người dùng. Bởi khi nhà khoa học dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm sẽ không dễ để biết thị trường đang vận hành ra sao, nhu cầu như thế nào. 

Cũng theo GS.Bình, nguyên nhân làm hạn chế triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu KH&CN tại Việt Nam là do các sản phẩm được triển khai ứng dụng từ các nghiên cứu KH&CN tại Việt Nam đa số chỉ dùng trong nước, thậm chí chỉ được sử dụng trong một nhóm nhỏ người dân mà không tìm hiểu để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Chỉ một phần nhỏ sản phẩm được bán sỉ ra nước ngoài, sau đó các nước gia công lại và bán, thậm chí xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc quảng bá sản phẩm cũng chưa thực sự được quan tâm mặc dù các sản phẩm được triển khai ứng dụng tại Việt Nam rất tốt.

Để phát triển thị trường KH&CN, một số đơn vị nghiên cứu khoa học, DN cho rằng nhà nước cần có trang web giao dịch kết quả KH&CN; chợ điện tử quảng bá kết quả KH&CN; giảng viên có thể thành lập, điều hành DN KHCN; tạo điều kiện để các viện, trường triển khai thực nghiệm, áp dụng các kết quả nghiên cứu. Các DN cần triển khai sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao bằng cách ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; chủ động đầu tư KH&CN thông qua đặt hàng nghiên cứu đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học. 

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Đọc thêm

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc
(PLVN) - Trung Quốc vừa đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển máy in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) nội địa. Đây là một cột mốc quan trọng, cho thấy nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Bánh truyền thống hút khách, bánh "vỉa hè" ế ẩm dịp Tết Trung thu

Bánh trung thu có thương hiệu bày bán vỉa hè thì "ế ẩm", còn bánh trung thu cổ truyền thì vẫn có hàng dài người dân xếp hàng.
(PLVN) -  Mặc dù dịp Tết Trung thu là thời điểm sôi động của thị trường bánh trung thu, nhưng năm nay, xu hướng tiêu thụ có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi bánh trung thu truyền thống vẫn thu hút lượng khách hàng ổn định, các loại bánh "vỉa hè" lại gặp nhiều khó khăn và ế ẩm.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.
(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Nỗ lực từng giờ để cấp điện trở lại

Công ty điện lực Lào Cai tiến hành thay trạm biến áp bị ngập nước. (Ảnh: Thành Trung)
(PLVN) - Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã ảnh hưởng nặng đến hệ thống điện của 17 tỉnh miền Bắc. Những ngày này, người lao động của điện lực miền Bắc đang nỗ lực từng giờ để sớm cấp điện trở lại cho toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng.

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.