Cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các hành vi buôn bán hàng giả

(PLVN) -Trước thực trạng tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đại biểu cho rằng cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đây là nội dung được tao đổi tại Hội thảo “Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống – thực trạng và giải pháp” do Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội tổ chức sáng 14/6.

Tình hình buôn bán hàng giả vẫn còn diễn biến phức tạp

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia trong những năm qua công tác chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT luôn được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực, bảo vệ môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích người dân, bảo vệ an ninh trật tự và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tình hình thực tế, tình hình buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Theo ông Đặng Văn Dũng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ chế chính sách còn bất cập, sơ hở bị các đối tượng xấu lợi dụng; sự vào cuộc của một số bộ, ngành chưa thực sự quyết liệt; các trang thiết bị được đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới; ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người dân, người tiêu dùng, nhà sản xuất, các tổ chức kinh doanh chưa cao.

Theo Báo cáo tổng kết về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, kết quả phát hiện, xử lý, bắt giữ của các bộ, ngành, các lực lượng chức năng và địa phương là 146.678 vụ vi phạm, chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là 5464 vụ việc tăng 48% so với cùng kỳ, đây là một con số đáng báo động về vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Theo đánh giá Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, khác với trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: Thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm. Hiện nay, tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền SHTT do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, nguồn hàng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT được xác định bởi hàng hoá nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Trên thị trường, các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ở hầu hết các nhóm, ngành hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược…

Tăng cường hợp tác trong công tác chống hàng giả

Thời gian tới, để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trong tình hính mới, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nêu rõ, về cơ chế chính sách, các Bộ, ngành cần khẩn trương ban hành mới, sửa đổi bổ sung chỉnh lý các văn bản đã được đề cập, tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Đối với các văn bản hướng dẫn việc kiểm tra, xử lý đối với hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT cần được quan tâm, hướng dẫn thực hiện chi tiết, tránh chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho lực lượng thực thi trong quá trình thực thi.

Ông Nguyễn Thanh Bình Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, ông Đỗ Hồng Trung, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Chu Xuân Kiên, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội chủ trì Hội thảo (từ trái qua phải).

Ông Nguyễn Thanh Bình Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, ông Đỗ Hồng Trung, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Chu Xuân Kiên, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội chủ trì Hội thảo (từ trái qua phải).

Đồng thời, cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi, lưu chứa, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT; bổ sung kinh phí để mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, kinh phí tiêu huỷ hàng hoá, xây dựng kho bãi, bảo quản tang vật, vật chứng của các vụ án, vụ việc. Xây dựng trung tâm giám định, kiểm nghiệm vùng để đảm bảo việc điều tra, kiểm tra xử lý được kịp thời; tăng cường công tác tuyên truyền, chất lượng và tần suất tuyên truyền ở các cấp, địa phương về sự ảnh hưởng, cũng như tác hại của việc sử dụng hàng bị xâm phạm quyền SHTT, hàng giả đến người dân.

Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng, nền tảng xã hội chấp hành nghiêm chủ trương chính sách pháp luật hiện hành, tăng cường nhân sự, thực hiện rà soát, đánh giá rủi ro đối với các tài khoản đăng ký bán hàng. Thực hiện cảnh báo và có chế tài xử lý đối với các gian hàng đăng ký vi phạm. Kiên quyết thực hiện xoá tài khoản, gỡ sản phẩm vi phạm, thực hiện thông báo rộng rãi để người tiêu dùng tránh rủi ro. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cần chủ động trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu bằng cách, thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ chống giả vào sản phẩm.

Ông Trần Anh Mạnh, đại diện Công ty TNHH một thành viên Hoá chất 21 (Z21) phát biểu tại tọa đàm.

Ông Trần Anh Mạnh, đại diện Công ty TNHH một thành viên Hoá chất 21 (Z21) phát biểu tại tọa đàm.

Tại Hội thảo, ông Trần Anh Mạnh, đại diện Công ty TNHH một thành viên Hoá chất 21 (Z21) cho rằng, để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu thị trường; mẫu mã sản phẩm dễ nhận diện, dễ truy xuất nguồn gốc, phát triển hệ thống rộng khắp đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân. Đối với các cơ quan nhà nước, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT; tích cực đấu tranh các hành vi buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT và có giải pháp giải quyết kịp thời.

Một số đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

Một số đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe 2 bánh Việt Nam cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng và hợp tác giữa cơ quan chức năng với các chủ thể quyền; tăng cường tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết người dân về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT, đặc biệt tuyên truyền nhận thức cho các thương nhân, đơn vị cung cấp, mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT để nhận thức và chấm dứt hành vi; đặc biệt các cơ quan lập pháp cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính; gỡ bỏ giới hạn tối đa mức xử phạt với các hành vi vi phạm.

Một số hình ảnh tại triển lãm hàng giả:

Đọc thêm

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam tặng hoa chúc mừng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) -Sáng 21/6, Liên Chi hội Nhà báo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) và Hội thảo khoa học “Các Tạp chí thuộc Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và gia nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế”.

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn
(PLVN) -Chiều ngày 20/6/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tới Việt Nam, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga Konstantin Chuychenko đã trao đổi “Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga giai đoạn 2024-2025” (Chương trình hợp tác 2024-2025).

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo pháp luật

Quang cảnh buổi nói chuyện.
(PLVN) -Sáng 20/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức trưng bày ảnh giới thiệu đất nước, con người Thụy Điển và nói chuyện chuyên đề với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội giới thiệu về đào tạo pháp luật và kinh nghiệm du học pháp luật tại Thụy Điển.

Vĩnh Phúc: Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Ts. Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ truyền đạt tại hội nghị
(PLVN) - Mới đây, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, công chức làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành ở tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã và Chánh thanh tra các huyện, thành phố.

Hội thảo tham vấn về rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý

Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân
(PLVN) - Ngày 18/6, tại tỉnh Sơn La, Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Chương trình hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân. Với sự tham dự của đại Trung tâm Trợ giúp pháp lý các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ.

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), hôm qua (18/06), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tạo đàm với 2 chuyên đề: Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú
(PLVN) -  Ngoài những công việc “truyền thống” được giao, Tư pháp Châu Phú (tỉnh An Giang) luôn nỗ lực hoàn thành những công việc được lãnh đạo địa phương giao. Từ đó khẳng định vị thế và tầm quan trọng của công tác tư pháp đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt, ngành tư pháp Châu Phú luôn có cách làm hay, mô hình mới, nâng cao hiệu quả công tác.

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài
(PLVN) -Sáng 18.6, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân TP.HCM do đồng chí Phạm Quỳnh Anh, Trưởng Ban pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Cục THADS Thành phố về tình hình, kết quả hoạt động công tác THADS và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực THADS trên địa bàn Thành phố.