Cần chuẩn bị gì khi trẻ trở lại trường sau lũ?

Tích cực vệ sinh, lau dọn sau lũ.
Tích cực vệ sinh, lau dọn sau lũ.
(PLVN) - Sau thiên tai, nhiều trường học trên địa bàn các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề về cơ sở vật chất khiến việc đến trường của học sinh bị gián đoạn. Công tác dọn dẹp, vệ sinh, khắc phục thiệt hại sau lũ cần được thực hiện gấp rút, khẩn trương. Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị để đón trẻ đến trường sau lũ.

Dọn dẹp sau lũ

Lũ lụt dâng cao kéo theo một lượng lớn tàn dư như bùn non, rác ngập ngụa trong khuôn viên trường học. Bởi vậy, ngay khi lũ rút, để đảm bảo được việc học của học sinh, việc dọn dẹp trong khuôn viên trường, các lớp học cần nhanh chóng thực hiện. 

Các thiết bị học tập cần được lau chùi, phơi khô, đặc biệt đối với những thiết bị điện tử. Nên cẩn thận khi lau chùi các thiết bị này để đảm bảo thiệt hại thấp nhất về cơ sở vật chất sau lũ. Bàn ghế, giường ngủ của học sinh cũng nên khiêng ra để thuận tiện cho việc lau chùi. Theo kinh nghiệm dân gian, “nước rút đến đâu dọn dẹp đến đó”, lau chùi, đặc biệt là rửa sạch lớp bùn đất bám trên bàn ghế, đồ đạc ngay sau lũ để tránh lớp bùn này bị khô cứng, khó khăn trong việc dọn dẹp. 

Tìm nơi khô ráo đặt các thiết bị học tập, bàn ghế đã lau chùi, dọn dẹp và để tránh những đợt mưa lũ tiếp theo. Sau đó chuẩn bị các vật dụng cần thiết như chổi, máy bơm nước để thau rửa toàn bộ khuôn viên trường. Ngay sau lũ, nhiều vùng vẫn còn tình trạng mất điện. Vì vậy, nên chuẩn bị một máy phát điện để sử dụng cho việc bơm nước dọn dẹp trong khuôn viên trường.

Lực lượng cứu hộ trên địa bàn luôn sẵn sàng hỗ trợ các trường học.
Lực lượng cứu hộ trên địa bàn luôn sẵn sàng hỗ trợ các trường học.

Nhiều trường học có hệ thống phòng hành chính nằm ở tầng thấp nhất bị ngập lụt, nhiều tài liệu dạy học bị nhấn chìm trong lũ. Vì vậy, cần mang những tài liệu này hong khô, mang lên những tầng học cao hơn để tránh bị nước lũ làm hư hại. 

Sau hơn mười ngày chịu tác động của mưa lũ, Trường tiểu học Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vẫn ngổn ngang rác thải, nhiều khu vực ngập trong bùn đất. Từng tốp giáo viên, phụ huynh học sinh, bộ đội tích cực dọn, rửa vệ sinh khuôn viên trường. Cô giáo Hiệu trưởng Dương Thị Hồng Hải cho biết, hai đợt lũ liên tiếp trong hơn hai tuần qua đã làm cho cơ sở vật chất trường lớp bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Mực nước 2,5 đến 3 m đã làm hư hỏng toàn bộ hệ thống bơm lọc nước, hư hỏng nhiều cơ sở vật chất khác, cuốn trôi hàng trăm bộ thiết bị dạy học, sách vở... Tuy vậy, với phương châm nước rút đến đâu, vệ sinh sạch sẽ đến đó, Trường tiểu học Hàm Ninh tích cực tổ chức dọn dẹp bùn đất, chỉnh sửa các thiết bị dạy học có thể tái sử dụng sau lũ.

Bà Lê Thị Lành (52 tuổi), lao công Trường THPT Đặng Huy Trứ (Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Các dãy phòng học, bàn ghế gỗ thì các thầy cô cơ bản đã dọn dẹp xong, còn những chồng ghế nhựa này tôi cố gắng làm sạch sớm để chuẩn bị cho các em tại lễ chào cờ đầu tiên sau hai đợt nghỉ lũ”.

Đối với chính quyền địa phương, cần kịp thời động viên, hỗ trợ giúp các trường khắc phục tàn dư sau lũ, sớm thống kê thiệt hại và có biện pháp hỗ trợ đảm bảo cho việc dạy học của các trường diễn ra bình thường. 

Vệ sinh, khử trùng trường lớp

Sau lũ, nhiều dịch bệnh có thể bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm và bệnh da liễu như: cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ,… Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với dịch bệnh sau lũ. Tiêu độc, khử trùng vệ sinh trong các phòng học, khuôn viên trường đảm bảo cho học sinh đến trường an toàn và hạn chế dịch bệnh trong trường học. 

Ngoài việc dọn dẹp môi trường xung quanh, các giáo viên nhà trường nên sử dụng dung dịch Cloramin B để lau dọn lớp học, vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ. Khi pha dùng dịch này cũng cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết như bao tay, khăn lau, xô, chậu,… để đảm bảo an toàn. Nhiều giáo viên chia sẻ kinh nghiệm khi pha dung dịch CloraminB với sự hướng dẫn của cán bộ dịch tễ theo công thức nồng độ 0,5% CloraminB. Nói dễ hiểu là cứ 100 gam bột này sẽ được 5 lít nước dung dịch sát khuẩn với mức độ đạt chuẩn cao nhất. Các cán bộ giáo viên cũng có thể liên hệ đến các trung tâm y tế để cung cấp thêm dung dịch. 

Việc khử khuẩn trường học cần được tiến hành sau khi đã dọn dep hết bùn đất, rác thải. Cán bộ nhà trường cũng cần lưu ý đến việc khử khuẩn, vệ sinh môi trường xung quanh trường học sau lũ, đặc biệt là những vùng còn các ao tù, nước đọng để đảm bảo các mầm bệnh được khử sạch, đồng thời phun thuốc diệt côn trùng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết, kiến ba khoang và tiêu chảy sau lũ.

Tiêu độc khử trùng vệ sinh đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi trở lại trường.
Tiêu độc khử trùng vệ sinh đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi trở lại trường.

Trong tuần lễ học sinh nghỉ, các trường học cũng nên tổ chức tập huấn và triển khai kế hoạch phòng chống dịch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường; đồng thời tìm mua khẩu trang, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị y tế cần thiết đủ cho học sinh để phòng dịch.

Khi học sinh trở lại trường học cũng cần đảm bảo sức khỏe cho học sinh, tổ chức khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần khi nghi ngờ có bệnh. Đối với các trường học có học sinh nội trú, cần khử trùng nước ăn uống và nước sinh hoạt theo hướng dẫn. Có thể sử dụng viên CloraminB hoặc viên khử Aquatabs để làm sạch nước. Đối với giếng ăn hoặc nguồn nước dùng chung nên sử dụng CloraminB hoặc Clorua vôi với liều lượng 10mg/lít nước và chờ khoảng 30 phút. Lưu ý, không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp thụ hết Clo hoạt tính và làm mất hết tác dụng của Clo. 

Cán bộ giáo viên nhà trường cần hướng dẫn, tuyên truyền cho học sinh và gia đình chuẩn bị một số đồ dùng cũng như dụng cụ cần thiết như: trang bị chai nước để sử dụng cá nhân, nước rửa dung dịch khô một chai nhỏ bỏ túi, dùng khăn tay, khăn giấy, tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách, nhắc trẻ rửa tay thường xuyên, súc miệng bằng nước muối y tế, không dùng chung đũa, muỗng, ly nước, không dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay thật sạch. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Huy động sách giáo khoa

Nhiều trường bị thiệt hại lớn về sách giáo khoa, vì vậy, cần huy động một lượng sách giáo khoa cần thiết đủ đảm bảo cho học sinh sử dụng khi trở lại trường học. Cán bộ nhà trường có thể liên hệ với chính quyền địa phương để được hỗ trợ kinh phí mua sách giáo khoa cũng như thiết bị học tập. Mặt khác, trường cũng có thể liên hệ với các đoàn thiện nguyện khi đến hỗ trợ vùng lũ cung cấp số lượng sách giáo khoa cần thiết cho học sinh.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho hay đang gấp rút chuẩn bị bổ sung sách giáo khoa phục vụ học sinh quay trở lại trường học. Đơn vị này cũng sẽ cung ứng sách giáo khoa với mức hỗ trợ đặc biệt là giảm 25% giá sách cho các tổ chức, nhóm thiện nguyện có nhu cầu mua sách giáo khoa để tặng học sinh khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Đảm bảo có đủ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ.
Đảm bảo có đủ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ.

Để mua sách với mức hỗ trợ đặc biệt, các tổ chức, nhóm thiện nguyện cần trao đổi cụ thể với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về địa chỉ, số lượng sách cần tặng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ làm việc với đơn vị phân phối sách giáo khoa tại địa bàn đó để tổ chức, nhóm thiện nguyện có thể mua sách với mức chiết khấu cao hơn mức thông thường hiện nay với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh vùng lũ.

Các nhà trường, địa phương vùng lũ cần mua sách cho học sinh có thể tập hợp danh sách, số lượng sách, liên hệ với Nhà xuất bản Giáo dục để hưởng mức giá ưu đãi trên. 

Đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi trở lại trường là điều quan trọng. Với những trường học chưa thể đảm bảo an toàn do nguy cơ sạt lở hay lũ lụt, các trường có thể tự điều chỉnh thời gian để học sinh đến trường phù hợp, căn cứ vào tình hình tại địa phương. 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.