Cần chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ y tế tuyến cơ sở Hà Nội

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh tuyến y tế cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, tuyến y tế cơ sở của thành phố Hà Nội nói chung và huyện Phú Xuyên nói riêng hiện còn những hạn chế, khó khăn. Do đó trong thời gian tới, thành phố Hà Nội và Sở Y tế tiếp tục quan tâm, chỉ đạo liên quan đến công tác y tế cơ sở...

Ông Nguyễn Vũ Bình, Phó giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Phú Xuyên cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Y tế, các bệnh viện chuyên khoa của thành phố, công tác khám, chữa bệnh tại TTYT huyện Phú Xuyên có những bước chuyển biến tích cực.

Trung tâm luôn quyết tâm xây dựng và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa và các trạm y tế (TYT) xã, thị trấn trên địa bàn. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại cơ sở, cộng đồng, giúp giảm chi phí điều trị, thời gian đi lại cho người bệnh, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về nâng cao năng lực y tế cơ sở.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượt người đến khám tại 27 TYT xã và 1 phòng khám đa khoa khu vực là 110.000 lượt/người, bình quân 12.500 lượt/tháng. 100% các TYT và phòng khám đa khoa triển khai khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình từ năm 2019 theo chỉ đạo của thành phố. Hiện, các TYT và phòng khám đa khoa đang quản lý 12.500 hồ sơ bác sĩ gia đình, chủ yếu là điều trị các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp; 12/27 TYT xã, thị trấn triển khai khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

100% các TYT xã, thị trấn đã thực hiện được những danh mục kỹ thuật cơ bản được Sở Y tế phê duyệt và thường xuyên được hướng dẫn, cập nhật kiến thức và hỗ trợ chuyển giao một số kỹ thuật cơ bản trong khám, chữa bệnh của các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành như: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Nông Nghiệp,…

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho hay, cơ sở vật chất tại các trạm y tế vẫn còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, nhân lực chưa đáp ứng được công tác khám, chữa bệnh của người dân.

Về nhân lực, các TYT thiếu nhân lực về chuyên môn như bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ có chứng chỉ y học gia đình (hiện, có 6/27 TYT không có bác sĩ, phải tăng cường các bác sĩ từ các khoa, phòng của TTYT xuống tham gia khám, chữa bệnh tại các TYT và phòng khám đa khoa).

Hiện, phần mềm quản lý sức khỏe chung toàn quốc chưa thực hiện được do Bộ Y tế chưa hoàn thiện, việc phản hồi thông tin bệnh nhân từ tuyến trên sau khi chuyển tuyến chưa đầy đủ, thường xuyên.

Bên cạnh đó, thu nhập của cán bộ y tế còn thấp, tại các TYT chủ yếu khám cho người có thẻ bảo hiểm y tế, quá trình thanh quyết toán liên quan đến bảo hiểm y tế còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hướng đến công tác khám, chữa bệnh.

Theo Phó giám đốc TTYT huyện Phú Xuyên, trong thời gian tới, thành phố và Sở Y tế tiếp tục quan tâm, chỉ đạo liên quan đến công tác y tế cơ sở; đầu tư cơ sở vật chất khang trang là một trong những điều kiện căn bản để TYT thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Các TYT đóng vai trò như “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, bệnh tật. Do đó để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, ngành Y tế cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở.

Đồng thời, ngành y tế cần quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút các bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao về làm việc tại các TYT. Có những chế độ, chính sách, giải pháp tăng thu nhập cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở, qua đó giúp họ yên tâm công tác, tận tâm cống hiến với nghề, đây là giải pháp căn cơ, lâu dài để có thể nâng cao được chất lượng y tế cơ sở...

Cùng với đó, sự quan tâm, hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên trong việc tập huấn “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn về chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến dưới qua đó đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.