Cần chính sách nền tảng thúc đẩy năng suất lao động

Các chuyên gia cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. (Ảnh: Công nhân làm việc trong KCN Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn/LĐO)
Các chuyên gia cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. (Ảnh: Công nhân làm việc trong KCN Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn/LĐO)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động được cho là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay; là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ tiêu quan trọng nhưng 2 năm liền không đạt

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 đều đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) xã hội bình quân trên 6,5%/năm cho 5 năm 2021 - 2025. Đây được cho là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình. Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nếu NSLĐ tăng 1% thì GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,94%.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội (KT-XH) mới đây, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, nâng cao NSLĐ là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng quy mô của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, thích ứng với xu thế toàn cầu và chống chọi tốt với các cú sốc từ bên ngoài; cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cũng như tạo việc làm, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Tuy nhiên, báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, tại Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV, Chính phủ cho biết, đánh giá bổ sung các chỉ tiêu chủ yếu năm 2022, có 2/15 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu, phản ánh chất lượng tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, tốc độ tăng NSLĐ đạt 4,8%, thấp hơn mục tiêu khoảng 5,5%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta không đạt chỉ tiêu QH giao.

Tại Diễn đàn KT-XH, ông Felix Weidencaff, chuyên gia về việc làm, Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng cho hay, so với một số nước trong ASEAN, Việt Nam đã phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng năng suất trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, NSLĐ của Việt Nam vẫn tương đối thấp so với một số nền kinh tế khác ở khu vực Đông Nam Á.

Lý giải nguyên nhân NSLĐ Việt Nam thấp, TS. Nguyễn Lê Hoa - Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất, Viện Năng suất Việt Nam chỉ ra một số vấn đề như Việt Nam đang thiếu hụt lao động lành nghề có kỹ năng cao; thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên khó có thể nâng cao NSLĐ. Dù các chính sách của Nhà nước đã tác động tích cực đến tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất nội ngành chưa đạt được như kỳ vọng, các ngành đóng góp cao vào GDP và sử dụng lao động cao nhưng mức năng suất còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn…

Vẫn theo TS. Nguyễn Lê Hoa, thời gian qua, có nhiều chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy nâng cao NSLĐ của Việt Nam như đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo. Song, quá trình thực thi chính sách còn chậm; các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp.

Cần có động lực mới về tăng trưởng NSLĐ

Theo ông Felix Weidencaff, bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam cần có động lực mới về tăng trưởng NSLĐ trong tất cả các ngành nghề, khu vực. Vị chuyên gia khuyến nghị, chuyển đổi kinh tế cần đi đôi với chuyển đổi việc làm; tăng cường đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực chiến lược để có các động lực thay đổi mang tính chuyển đổi. Đồng thời, ông Felix Weidencaff nhấn mạnh vai trò quan trọng của thể chế và chính sách thị trường lao động để giải quyết những thách thức kép trong việc duy trì tăng trưởng năng suất và bảo đảm tăng trưởng năng suất bao trùm, tạo nhiều việc làm. “Để nâng cao NSLĐ và việc làm bền vững, cần chú ý phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường phối hợp với chính sách ở các lĩnh vực khác như thông tin thị trường lao động, bảo hiểm xã hội…”, ông Felix Weidencaff nói.

TS. Nguyễn Lê Hoa cũng cho rằng, thời gian tới, các hoạt động thúc đẩy nâng cao NSLĐ Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Trong đó, tập trung vào sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng các chính sách đồng bộ và xuyên suốt; tạo điều kiện thúc đẩy nguồn lực và tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát huy vai trò trong việc tăng NSLĐ; thúc đẩy năng suất, tập trung vào ngành đóng góp giá trị gia tăng cao và sử dụng nhiều lao động.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển đúc rút, cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. “Không được buông lơi vấn đề năng suất, kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn. Cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ”, ông Nguyễn Đức Hiển nói. Về dài hạn, cần đổi mới cơ cấu nội ngành, tạo ra sự bền vững của năng suất, tạo sự đồng bộ trong các khâu triển khai, nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp…

Nhấn mạnh nguồn nhân lực là động lực nội sinh cốt lõi của nền kinh tế, đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng giải pháp chủ yếu để đạt được tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn nằm ở việc cải thiện lực lượng lao động trẻ. Theo đó, cần mở rộng độ bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề, chú trọng đầu tư, chuẩn bị trước một bước nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tương lai... Đặc biệt, việc ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi phải là chính sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).